Làm
Sao Mà Quên Được!
Không biết tự lúc nào sau ngày
30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi lại thêm một lần chùng xuống
sâu hơn. Trước khi về hưu vào năm 2012, công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ
để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho dịch vụ tư vấn về môi trường của tôi, cũng
như thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hoặc đi đó đi
đây…tôi đã cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi. Nhưng bây giờ,
mặc dù đã giã từ nợ áo cơm, nhưng niềm u uẩn trên vẫn tiếp tục còn trong tôi
ngày càng…dai dẳng hơn thêm.
Tại sao lại có hiện tượng như
vậy trong tôi?
Có lẽ, vì tuổi đời ngày
càng cao, và niềm hy vọng về một ngày mùa xuân nở hoa trên quê hương còn xa vời
vợi…cho nên nỗi buồn của tôi càng thêm ray rứt và dường như còn điểm thêm đôi nét
tuyệt vọng trong tâm tư ….. (?)
Bỏ qua những năm đầu tiên sống
đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan
tâm gì mấy cũng như không có thì giờ để buồn…như nỗi buồn hôm nay vì một đời
sống tạm dung nơi xứ người.
Nhưng chỉ trong vòng 25 năm trở
lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường
tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đó càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn và sâu đậm hơn.
Buồn để mà buồn một mình!
Không thể nào nói tôi buồn
không hiểu vì sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rõ nỗi buồn thực sự
của tôi vì hai lý do: – Đất Nước còn điêu linh, – và Bà con mình vẫn
còn chìm đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân
tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.
Tin tức đồn đãi nhiều khi trái
ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.
Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự
buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm “thủ tục”…ra đi. Cầm
tấm thẻ vô tri có hình của một “ông giáo trẻ” đầy nhiệt huyết, mà khi về lại
Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái gì cho thanh niên Việt Nam. Tôi không
thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.
Đi? hay Ở?
Hai chữ nầy ám ảnh mãi nơi tôi
trong suốt thời gian còn lại cho đến ngày 30/4 năm đó.
Còn Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và
sống với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận
bịu với những “đam mê” cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường “công danh” của
mình… thì làm sao tôi có thì giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi
nhìn lại mình, chính tôi cũng phải tự thú rằng mình cũng không có thì giờ để
nghĩ đến mẹ mình nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có lỗi với má tôi nhiều và nỗi ân
hận vẫn còn ray rứt mãi trong tôi. Và giờ đây, khi viết những dòng chữ nầy, tôi
chỉ còn biết mỗi đêm nhìn ảnh mẹ để sám hối.
Trở lại thời gian giữa tháng 4
năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa Ở nửa Đi.
Và tôi đã sai lầm khi quyết định Ở lại dù có đủ phương tiện để ra đi…
Cái sai lầm nầy cũng giống như
cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Ký khi đi học tập về cùng ngồi uống rượu với
Gs Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi tại Chợ Đuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và
Trần Quý Cáp năm 1981 như sau:
“Hai
mươi năm mới biết chuyện xưa lầm.
Thì
tuổi trẻ đã biến thành uất hận!”
Chiều thứ hai 28/4, khi một tên
phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, vì làm sao tôi quên được tên
những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm
24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá
giáo chức ở đường Tự Đức.
Qua
ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt buộc thì đúng hơn) mọi công chức
phải đến trình diện tại trụ sở làm việc của mình. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông
Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm
viên tình nguyện vào Trường Sư phạm xem tình hình.
Mọi sự có vẻ êm xuôi vì “họ”
chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số “cơ sở” địa phương thôi. Nhưng một
hình ảnh khác làm bẽ bàng và làm đão lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi
nhìn thấy một số đồng nghiệp của mình
mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đã mang “băng đỏ cách mạng” từ cung cách
hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ
nhứt là những người nầy ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt
dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẻn.
Có những chị giáo sư thước tha,
dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí còn để lá cờ vàng ba
sọc đỏ dưới chân bàn đạp ga xe nữa. Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian
chưa đầy hai năm ngắn ngũi của tôi, đã xem tôi như “thần tượng” mặc dù biết tôi
đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung; thậm chí đã dám cùng tôi
“nhậu thịt chó” nữa…Người đó bây giờ là một “công thần” của chế độ.
Làm sao tôi quên được cảnh đốt sách tại
một khu phố ở Sài Gòn trong tháng 5/1975.
“Một cửa hiệu chuyên cho thuê
truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát
nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhập tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất
cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là
có đổ máu … Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.
Làm sao tôi quên được lần đổi
tiền đợt II ngày 3/5/1978,
đổi 1 đ “tiền thống nhứt XHCN” tức tiền “ngân hàng nhà nước” lấy 1 đ tiền “ngân
hàng Việt Nam” và mỗi gia đình chỉ được đổi 100 đ mà thôi.
Làm sao tôi quên được lần đổi
tiền đợt III ngày 14/9/1985,
đổi 1 đ tiền ngân hàng nhà nước cũ lấy 1đ tiền ngân hàng nhà nước mới (tiền
thống nhứt Bắc Nam).
Làm sao tôi quên đượt lần đánh
tư sản đợt I ngày 11/9/1975,
cướp của và tịch thu nhà những người được cho là tư sản cùng bắt đi vùng kinh
tế mới. Chiến địch nầy gọi là X1.
Làm sao tôi quên được lần đánh
tư sản đợt III tức chiến dịch X3, song hành
với chiến dịch X2 tại Sài Gòn nhằm mục đích trục xuất người củ ra khỏi nời ở và
điền khuyết vào bằng gia đình cán bộ ngoài Bắc vào. Đây là một âm mưu thâm độc nhằm “Bắc kỳ hóa” thành phố
Sài Gòn. Tính đến tháng 9/1989, ước tính có đến 950.000 người bị
đuổi khỏi Sài Gòn, và có khoảng 150.000 gia đình cán bộ Bắc Việt được điền
khuyết vào.
Làm sao tôi quên được những đợt
học tập cải tạo, đáng kể nhứt là đợt cuối cùng
vào tháng 6/1975, kêu gọi công quân cán chính tập trung mang theo lương thực
cho một tháng…để rồi tất cả bị lường gạt và phải chịu lao động khổ sai từ một
hai năm cho đến hơn 17 năm đối với những cán bộ hành chánh và quân đội cao cấp
của Việt Nam Cộng hòa….
Đây không phải là lời tự thú
hay than thở, hay nói về mình.
Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên
vài điều suy nghĩ của một người con Việt mà thôi.
Đó là:
·
Truyết, đừng bao giờ mơ tưởng những
cộng sản Bắc Việt là người Việt Nam.
·
Từ
đó, tất cả người con Việt và
Tuổi Trẻ trong nước cùng vùng lên, …đứng dậy đòi lại quyền sống và quyền làm
người theo Điều 3 của luật Quốc tế Nhân
quyền “Mọi người đều có quyền sống, tự
do và an toàn cá nhân”. Giai đoạn nầy là cơ hội ngàn vàng cho
chúng ta, những người con Việt trong và ngoài nước …làm LỊCH SỬ.
Hãy
hẹn ngày chúng ta về dựng lại cờ trên Cổ thành Quảng Trị!
Niềm hy vọng trên sẽ là một
quyết tâm khiến mỗi người trong chúng ta tiếp tục giữ ngọn lửa thiêng của Dân
Tộc.
Giờ khởi hành đã điểm!
Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment