Desire – Lý Thuyết Ham
Muốn
de·sire dəˈzī(ə)r
Danh từ: Một
cảm giác mạnh mẽ “muốn có” một cái gì đó hoặc “mong muốn” một cái gì đó xảy ra.
Động từ: Ham
muốn mạnh mẽ trong việc “cho” hoặc “muốn’ một cái gì đó.
Lý
thuyết ham muốn cho rằng việc thực hiện một ham muốn đóng góp
cho hạnh phúc của một người
bất
kể lượng niềm vui (hay sự không hài lòng). Một lợi thế rõ ràng của lý thuyết
Desire là nó có thể hiểu theo cung cách diễn đạt của Wittgenstein.
Ludwig Wittgenstein là một triết gia bị ám ảnh bởi những khó khăn về cách diễn
đạt ngôn ngữ, muốn giúp chúng ta tìm cách thoát khỏi một số vũng
bùn mà chúng ta gặp phải trong giao tế, trong diễn đạt, và ngay cả trong suy tư...
Cung
cách đó được hiểu theo “Meaning of Language”
dưới đây:
Từ đó,
chúng ta thấy từ ngữ DESIRE được hiểu theo từng tâm cảm, từng thể trạng của mỗi
con người.
Và bài
viết chỉ mong trình bày một số suy nghĩ góp nhặt cát đá, suy diễn theo suy nghĩ
chủ quan của người viết nhằm mục đích
chia xẻ cùng bạn đọc về một khía cạnh của tư tưởng và tâm ý.
1- Desire
– Ham muốn là gì?
Ham muốn –
Desire, Thèm muốn – Craving, Khao khát – Longing.
Những từ trên gợi ra cho chúng ta cái cảm giác thúc đẩy con người đạt được
hoặc sở hữu một cái gì đó. Ham muốn là một cảm giác mạnh mẽ, xứng đáng hoặc không xứng
đáng, đúng đắn hoặc không đúng đắn, thúc đẩy
sự chiếm đoạt được
hoặc sở hữu một cái gì đó (trong thực tế hoặc trí tưởng tượng).
Ham muốn
là ở trong một trạng thái đặc biệt của tâm lý. Đó là một trạng thái tâm lý quen
thuộc với tất cả những người đã từng muốn uống nước, muốn ăn một món ăn… hoặc
muốn biết những sự kiện gì đã xảy ra cho một người bạn cũ. Nhưng từ sự quen thuộc
đó không làm cho chúng ta dễ dàng đưa ra một lý thuyết về ham muốn. Mặc dù có sự
tranh chấp trong chính mỗi ham muốn của bản thân, nhưng dù sao chúng ta cũng có
thể tự khắc phục ham muốn của chính mình.
Ham muốn
là một trạng thái của tâm – ý (heartily spirit) (người viết tự
nghĩ ra từ ngữ nầy, không biết có đúng không, xin nhờ chỉ giáo) thường liên
quan đến một số hiệu ứng khác nhau: một người ham muốn có xu hướng hành động
theo những cách nhất định, cảm nhận theo những cách nhất định và suy
nghĩ theo những cách nhất định.
Nếu tôi
mong muốn uống trà chẳng hạn, thì tôi thường sẽ tự pha cho mình một tách trà; và
nếu tôi không tự cảm thấy mình cần uống trà ngay lập tức, tôi sẽ không cảm thấy
cái thôi thúc phải nấu nước sôi để pha trà… Tôi, lúc ấy sẽ thấy ý nghĩ về trà rất
dễ chịu (vì không phải làm gì cả!). Từ đó, tôi sẽ thấy suy nghĩ của mình liên tục
chuyển sang ý tưởng về trà. Từ đây, tôi sẽ đánh giá rằng trà có vẻ như là một ý
tưởng tốt. Và như thế, như thế tiếp tục. Những hiệu ứng khác nhau này đã là
trọng tâm trong tâm-ý của tôi về những nỗ lực để phát triển các lý thuyết; và
đó chính là lý thuyết của ham muốn.
2- Triết
lý về sự ham muốn
Hiểu
được ham muốn đòi hỏi ít nhất hai điều kiện:
·
Thứ
nhất, có một lý thuyết về bản thân ham muốn – desire itself;
· Thứ
hai, có một số quen thuộc với các loại ham muốn có được – desire that there are.
Một
khi nắm được một sự hiểu biết về ham muốn, chính ta có thể làm sáng tỏ một số
tranh cãi chung quanh những điều ham muốn.
Lý
thuyết thỏa mãn ham muốn là một dạng chủ nghĩa chủ quan về hạnh phúc
theo nghĩa thông thường, theo đó, để có được một cuộc sống tốt (tốt theo suy
nghĩ riêng của từng cá nhân) phải làm với thái độ của một người tạo dựng ra một
cuộc sống theo lòng ham muốn của mình hơn là bản chất thực sự của cuộc sống.
Có nhiều
hình thức khác của chủ nghĩa “chủ quan” (subjectivism):
· Lý
thuyết mục tiêu thành tựu – Aim-achievement theories;
· Lý
thuyết hiện thực hóa giá trị - Value-realization theories;
· Lý
thuyết hạnh phúc – Happiness theories;
· Và một
số hình thức của chủ nghĩa khoái lạc – Hedonism.
Nhưng thực
sự, tựu trung tất cả những lý thuyết trên chỉ nhằm thực hiện mục tiêu của lý
thuyết “hoàn tất ham muốn” –
desire-fulfillment mà thôi.
Còn
đối với chủ nghĩa khách quan (objectivism) thì sao?
Các lý
thuyết khách quan về hạnh phúc – well-being gồm:
· Lý
thuyết cầu toàn – perfectionism;
· Và lý
thuyết “danh sách khách quan” – objective- list theories.
Hai
quan điểm trên trái ngược với chủ nghĩa chủ quan là: - Ít nhất một số điều liên
quan đến bản chất tốt hay xấu (pro/con – attitudes) đối với chúng ta về căn bản
nhưng không liên quan đến thái độ của chúng ta. Sự “hoàn tất ham muốn” cũng
đóng một vai trò trung tâm trong một số lý thuyết về hạnh phúc, trong đó kết hợp
lại các yếu tố chủ quan và khách quan.
Vì vậy,
lý thuyết thực hiện ham muốn ngày nay chắc chắn là một trong những lý thuyết
hàng đầu về hạnh phúc.
Một số nhà triết học coi “lý thuyết hoàn tất ham muốn” là
lý thuyết hàng đầu.
Nếu đó là lý thuyết ngự trị của
thế kỷ 20 và 21, lý thuyết nầy không mang lại sự chú ý thời trước đó. Một số
nhà triết học cổ đại và trung cổ hàng đầu đã đưa ra quan điểm để từ chối nó. Ví
dụ, trong Plato’s Gorgias (C. 380 BCE), chính Callicles, một đệ tử
của Socrates đã khẳng quyết rằng:”Ông, người thực sự muốn sống nhằm
cho phép những ham muốn của mình được đánh bóng tối đa (he who would truly
live ought to allow his desires to wax to the uttermost).
Trong De Trinitate (C.
416 C.E.), Thánh Augustine đã
thảo luận ngắn gọn về ý tưởng “tất cả đều được ban phước, bất cứ ai cùng sống
như nhau” (all
are blessed, whoever live as they will). Augustine tiếp tục khẳng quyết,
tuy nhiên, lòng ham
muốn (hoặc ý chí) đó là điều tối thiểu của sự cần thiết cho hạnh phúc.
3-
Các căn bản trong việc/sự ham
muốn
a- Như vậy, thực sự ra, lòng ham muốn có căn bản nơi đâu và là gì?
• Sự chấp nhận, nhu cầu cần được
chuẩn duyệt - Acceptance, the need
for approval.
• Sự tò mò, nhu cầu học hỏi - Curiosity, the need to learn.
• Nét ăn uống, nhu cầu thực phẩm -
Eating, the need for
food.
• Gia đình, nhu cầu nuôi con - Family, the need to raise children.
• Danh dự, sự cần thiết phải trung
thành với các giá trị truyền thống - Honor, the need to be loyal to the tradition values.
• Chủ nghĩa lý tưởng, sự cần thiết
của công bằng xã hội - Idealism,
the need for social justice.
• Độc lập, nhu cần cần thiết cho mọi cá thể - Independence, the need for individuality.
• Đặt
hàng, nhu cầu cho (mọi việc) có tổ chức và ổn định
- Order,
the need for organized, stable,
b-
Và một số ham muốn
nguyên thủy (primal desire) của con người là gì?
· “Sống còn”: Sống một cuộc sống bền lâu và khỏe mạnh -
Survival: Live a long and healthy life.
· Bảo vệ: An toàn, chăm sóc và
bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu - Protection: Safety, care and protection for yourself and loved
ones.
· Tự do: Tự do khỏi sự nguy hiểm, sợ hãi và đau
đớn - Freedom: Freedom from
danger, fear and pain.
· Tiện nghi: Điều kiện sống thoải
mái - Comfort: Comfortable
living conditions.
· Niềm vui: Thưởng thức đồ ăn, đồ
uống và trải nghiệm - Pleasure: Enjoy food,
beverages and experiences.
c-
Ham muốn thâm sâu nhứt của con người là gì?
Ham muốn thâm sâu nhất
(deepest desire) của bất kỳ con người nào là được Yêu
Thương và được Trân Trọng.
Không có ai trên thế
giới này không muốn được xem là đẹp đẻ hay tài giỏi hết.
Sẽ không có ai phải
nhăn mặt (frown) khi được nghe “I love you” đến từ của miệng của người mình thương hết!
d-
Ham muốn mạnh nhứt (strongest) của con người là gì?
TS Erica Goodstone nhận định rằng:”Ham
muốn tình dục là thứ ham muốn mạnh mẽ nhứt của con người. Khi được thúc đẩy bởi năng lực của ham muốn
này, quý ông và quý bà phát triển một số phẩm chất đáng kinh ngạc, bao gồm nhãn quan và trí tưởng tượng, lòng
can đảm và ý chí cùng khả năng kiên nhẫn liên tục bất chấp mọi trở ngại và khó
khăn” (visualization and
imagination, courage and willpower and ability to persist in spite of all
obstacles and difficulties).
e- Như
vậy, có phải ham muốn có nghĩa là tình yêu?
Tình yêu là ham muốn, không có định nghĩa nào
khác hơn nữa... Đối với một số người, đó là sự đáp lại tình cảm của họ, một số
người khao khát được gần gũi với người yêu. hoặc người mình yêu. Nhưng cũng có
vài ngoại lệ, là ai đó nghĩ rằng “có thể chỉ muốn người mình yêu hạnh
phúc mà thôi, không cần thiết để được đáp lại” (tình yêu đơn côi
chăng?)
Chỉ có những người dối lòng là những
người nói
rằng tình yêu đích thực không có ham muốn!
4-
Ham muốn có ý nghĩa gì trong Phật giáo?
Trong
Phật giáo, dục vọng,
vô minh, và chấp ngã nằm ở gốc rễ của mọi đau khổ. Theo dục vọng,
Phật tử đề cập đến tham ái, vật chất và bất tử, tất cả đều là những ham muốn
không bao giờ có thể được thỏa mãn cho mỗi con người.
Làm thế
nào để một Phật tử thoát khỏi phải “chấp ngã”?
Có vài
thực tiễn dưới đây để cho mỗi chúng ta cùng suy nghiệm nhằm “bớt đi” tính chấp ngã của chính mình:
* Thiền –
Meditation: Thiền chỉ đơn giản là ngồi yên và cố gắng chú ý đến thời điểm
hiện tại cho dù đó là hơi thở của bạn, cơ thể bạn hay những gì đang xảy
ra xung quanh bạn ngay bây giờ;
* Từ
bi – Compassion;
* Sự
phụ thuộc lẫn nhau – Inter-independence;
* Chấp
nhận – Accepting;
* Mở rộng - Expansiveness.
5-Tam giác vàng
Điều gì là tuyệt vời
về tam giác này?
Thực sự nó có ý nghĩa gì?
Một số người thành công nhứt đã theo hướng nầy
và họ thành công vì “Năng
lực của một tư duy tuyệt vời”.
Cuộc hành trình đến
tam giác vàng bắt đầu với Ham muốn - Desire. Đó là sân ga từ nơi con tàu vận mạng bắt đầu lăn bánh. Con tàu sẽ dừng lại sau mỗi trạm và những người không có đủ kiên
nhẫn sẽ rời khỏi tàu. Còn những người ở lại là
người có đức tin (tùy theo suy nghĩ của bạn, có thể là đức tin (faith) mà cũng
có thể là niềm tin (believe). Đây là một thuộc tính quan trọng thứ hai để thành
công.
Trong
sự so sánh nầy, Đức tin kiên định – Consistent Faith và Khát vọng
– Desire vững chắc chuyển Tâm Ý thành Hành động – Action.
Hành động giúp chúng ta tăng thêm ham muốn.
Kết quả của Hành động làm cho Đức tin mạnh mẽ hơn và thêm một lần nữa, Hành
động được tăng thêm, và từ đó tiếp tục mãi mãi Hành động.
Phản ứng dây chuyền không kiểm soát của hành
động này sẽ đưa chúng ta đến nơi chúng ta thực sự thuộc về… (actually belong).
6-
Thay lời kết
Quý bạn vừa thả lòng
với những định nghĩa, nhận đình cùng suy diễn hết sức trừu tượng về một danh từ
hay động từ “Desire” tạm dịch là “Ham muốn” từ
những suy nghĩ của các triết gia cho đến suy nghĩ của đời thường trong cõi ta
bà nầy. Để rồi bạn chuyển qua một vài suy diễn trong
tinh thần Phật giáo…
Người viết không dám nói thêm nhiều nữa, chỉ
mong mỗi người trong chúng ta nhìn về, nghĩ về “Ham muốn”
trong chiều hướng nào?
Và dù trong chiều hướng nào đi nữa chỉ mong
Quý Bạn vẫn còn tỉnh táo để biết chính mình:
·
Đang
nghĩ gì?
·
Đang
làm gì?
·
Và
suy nghĩ gì, làm gì đó có thích hợp với đạo lý của “Đời
thường” không?
Xin chia xẻ vài suy nghĩ cùng Bạn trong mùa
chay tịnh của Thiên Chúa giáo và mùa “cách ly tự nguyện” vì cô Coronavirus.
Và đây cũng là những suy nghĩ mà chính người
viết cũng cần suy gẫm!
Phổ Lập Mai Thanh
Truyết
An Nhiên Tự TạiHouston, 26/3/2020
Phụ chú: Góp ý của một người bạn
Kính
Thưa Anh Truyết và các Chị Em,
Bài viết anh phân tách
về sự Ham Muốn rất hay. Tôi xin góp một chút ý kiến. Sau khi tất cả
diễn biến về những thể loại ham muốn, thì chính ta nhìn lại chính mình, những
ham muốn đó có đạt hiệu quả hay không, có khi được, nếu sự ham muốn đó trong
tầm tay, có khi xa vời vì quá to lớn viển vông, có khi vì cái ta muốn thắng vì
tự ái cá nhân.
Nói chung tất cả ham
muốn đó do ta tự vẽ ra để trở thành một mục đích mà ta phải thực hiện dù tốt
hay xấu.
Vậy làm sao sống cho
có những mục tiêu tốt, chính là ta phải tự nhìn lại trong ta,
vì ta muốn cái này, muốn cái kia, nói chung muốn đủ thứ trên đời, khi không đạt
được thì phiền muộn, bất bình, hoặc đau khổ.
Như lời Phật dạy đó là
Tham, Sân, Si. Những thứ đó chỉ là trừu tượng và viễn vong, nhưng nếu
không có Ý muốn đó, chúng ta sẽ đứng giữa ngã ba đường, mà ta phải
chọn một con đường để đi.
Vậy ta phải vạch ra
con đường, sao cho dung hòa . Đó là một con đường chính giữa không có
dính mắc hai bên.. Phải luôn nhìn lại chính mình, cảnh giác cái ham muốn thắng,
mà phải quên mình nghĩ đến cái chung trong hiện tai.
Tôi đã luôn suy nghĩ (
đó cũng là cái ta xấu xí) tai sao ta có mặt trong đời này, tai sao ta không là
cây cỏ, con chim, cái kiến , hoặc là, người giàu có, hoặc nữ hoàng hay là những
người nổi tiếng. Vậy thì cuộc sống này phải có lý do, mổi người mổi
nhiệm vụ, có trách nhiệm phải chu toàn đối với cha me sinh ra ta, với gia
đình ta đang có mặt, lo cho con cái cháu chắt trong tương lai. Và với
xã hội ta đang sống. Tai sao mình không sanh trong một nước khác mà mình sanh
trong nước Việt Nam, vậy ta cũng có trách nhiệm đối với tổ quốc,
Ta phải làm tất cả
những gì trong đời này với tất cả lòng biết ơn, đã cho ta có cuộc sống có
ý nghĩa, dù có phong ba bão táp, và vui sống. Nếu những ai đã từng đi
vượt biên, sẽ hiểu được cái chết trong tích tắc giữa đại dương mênh mông không
bến bờ. Hoặc đi máy bay nhìn xuống thấy con người mất hút trong quả đất.Trời
đất bao la , ta chỉ là một sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ .
Chúng ta cũng may mắn
là sanh ra được toàn vẹn, không tật nguyền, còn biết suy nghĩ phải trái, nếu
không may sanh ra mà bị chứng bệnh vô não ngẩn ngơ thiếu hiểu biết, thì
chúng ta sẽ ra sao. Chúng ta lại được các đấng vĩ nhân hướng dẫn tâm
linh biết nhân quả nghiệp báo, giống con rùa mù mà gặp bọng cây, đã mù làm sao
thấy được bọng cây, Quả là may mắn. Chúng ta sanh ra không tự chọn, chúng
ta chết đi cũng không biết được ngày.
Vậy chúng ta hôm nay
gặp nhau đây là một cái duyên hanh ngộ thật đáng vui mừng, nên chúng ta phải
quý trọng lẫn nhau.