Tổng khởi nghĩa Yên Bái
Thưa Bà Con,
Ngày 17-6-1930 là ngày tưởng niệm 13 vị anh hùng của Việt Nam Quốc
Dân Đảng do Đảng trưởng Nguyễn Thái Học cầm đầu. Xin dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tiền nhân đã khơi dậy tình thần độc lập dân tộc của tộc Việt.
Tổng khởi nghĩa Yên Bái
Cuộc TKN của VNQDĐ ở Yên Bái ngày 10/2/1930 đã
đánh dấu một bước ngoặc cho các cuộc cách mạng dân tộc của Việt Nam trong thời
kỳ chống Pháp. Dù chỉ mới thành lập Đảng chưa đầy 3 năm (tháng 12 năm 1927),
nhưng trước thời cuộc sôi động vì thực dân Pháp vây bủa, bố ráp, phá vỡ các căn
cứ và bắt nhiều đảng viên, cho nên tại Đại Hội Trung Ương Đảng vào tháng
5 năm 1929, tại làng Đức hiệp, tỉnh Quảng Ninh, Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học đã
tuyên bố tổng khởi nghĩa vì tình thế bắt buộc, nếu không VNQDĐ sẽ lâm vào tình
trạng bị diệt vong. Có một sự kiện hết sức hy hữu là 3 yếu nhân của VNQDĐ thời
bấy giờ là Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đã
bí mật gặp nhau trên Chùa Yên Tử để bàn việc khởi nghĩa trước khi tổ chức đại
hội là không nên để cho các
đồng chí Quân Nhân biết trước chương trình hoạt động, bởi tính tình họ dễ bồng
bột và cũng dễ nguội lạnh.
Đó là phái Phái trung lập hay cải
tổ” do Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân, Nguyễn Tiến Lữ, Lê Tiến Sự
chủ trương.
Cuộc khởi nghĩa thất bại và 13 dũng sĩ phải bị tử hình. Là người thứ 13 bước lên máy chém, và trước
khi lên đoạn đầu đài, Nguyễn Thái Học đã anh dũng thốt lên:
"Chúng tôi đi trả nợ nước đây. Các Anh Chị Em
còn sống cứ công nào việc ấy nhé!
"Cờ Độc
Lập: Phải nhuộm bằng máu!
“Hoa Tự
Do: Phải tưới bằng máu!
“Tổ Quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều
nữa! Nhiều nữa!
“Rồi thế nào cách mạng cũng thành công!
“Thôi kính chào Các Anh Chị Em ở lại ... !!
Có
hai điểm nổi bật cần nêu ra ở cuộc TKN nầy: - Tính đề cao cảnh giác của Đt NTH
khi họp ĐH Đảng cần phải giữ kín “vài điều bí mật” vì có sự hiện diện của nhiều
thành phần thiếu dứt khoát; - Tính quyết liệt trong tranh đấu cách mạng của
NTH.
Mặc dù cuộc Tổng Khởi nghĩa thất bại, nhưng bài học lớn do Đảng trưởng
Nguyễn Thái Học đã lưu truyền lại cho chúng ta là một tinh thấn bất khuất
lấy cái chết để soi sáng cho ngọn lửa đấu tranh ngày hôm nay trong cuộc sống
mái với CSBV.
Thương
tiếc các vị anh hùng vị quốc vong thân, trong số các bài thơ ca, có bài thơ
"Ngày tang Yên Bái" được in trong sách giáo khoa tiểu học
thời bấy giờ của tác giả Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy:
Ngày tang Yên Bái
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽ
Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài danh dự
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ
Vài cụ già đầu bạc, lệ tràn rơi
Ngất người sau tiếng rú: "Ới, con
ơi!"
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp lìa đời
Nhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước
Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường
Éo le thay! Muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao lòng mình quý mến
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến
Sau cái nhìn chào non nước bi ai
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
"Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng
"Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến
lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.
Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment