Friday, June 19, 2020

Tản Mạn về Ngàn Năm Thăng Long



Tản Mạn về Ngàn Năm Thăng Long
Thưa Bà Con,
Cách đây vào đầu tháng 6,2020, CSBV đã cho đập bể bức tường Gốm sứ dài 5 km, xây dựng năm 2010 để đánh dấu Ngày Ngàn năm Thăng Long - 1/10/2010, nhằm trình bày lịch sử Việt Nam dưới nhản quan người cộng sản. Bức tường trên tiêu tốn trên 1000 tỷ đồng Việt Nam trong Ngày 1000 Thăng Long năm 2010 chỉ dài 1950 mét mà thôi. Người viết không biết khi kéo dài bức tướng gốm sứ ra gần 5Km đã tiêu tốn them bao nhiêu nữa?
Và ngày khánh thành 1.000 Thăng Long năm 2010 chính là ngày Quốc Khánh của Trung Cộng. Thiết lập dự án xây dựng nhằm mục đích rút ruột công trình, và đập phá để chuẩn bị làm một dự án khác để tiếp tục …rút ruột nữa. Đó chính là đỉnh cao của trí tuệ.


Hoàng thành Thăng Long
Chỉ còn non hai tháng nữa, Việt Nam sẽ tổ chức đại lễ Ngàn Năm Thăng Long. Buổi lễ sẽ diễn ra ngày 1/10/2010. Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch, Chủ tịch Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là người tổ chức và điều hành buổi lễ nầy.
Kinh phí cho buổi lễ là 94 ngàn tỷ Đồng Việt Nam (VNExpress) tương đương với 4,5 tỷ Mỹ kim (1tỷ Đồng # US$50.000). Với một kinh phí tương đương gần 10% ngân sách quốc gia chỉ để cho "lễ hội". Quả thật Việt Nam đi đầu so với thế giới về việc phí phạm cho những cuộc vui chơi vô bổ nầy.
Nhưng chưa hết, vì buổi lễ diễn ra vào giữa mùa mưa Hà Nội, cho nên sác xuất mưa rất cao, và mái che của sân vân động Mỹ Đình, nơi hành lễ không đủ để che trên dưới 40.000 người dự khán. Vì vậy, có dự án dùng phi cơ "bắn mây" để ngăn mưa trong ngày khai mạc. Theo VNExpress, mỗi lần "bắn mây" trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ Mỹ kim.
Trên đây là kinh phí dự trù cho 3 ngày "lễ hội", nhưng chắc chắn kính phí thực sự sẽ "phải" lớn hơn nhiều vì những "rò rỉ" trong thời gian xây dựng và chuẩn bị!
Chương trình đại lễ rất đồ sộ. Theo dự trù, ngày khai mạc sẽ được tiến hành tại vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Sẽ có diễn binh và diễn hành tại Quảng trường Ba Đình. "Chương trình kỷ niệm sẽ được tổ chức trọng thể, sinh động, đậm đà bản sắc dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa", đó là lời của một thành viên trong Ban chỉ đạo.
Nhưng cho đến hôm nay (12/8), nhiều người dân Hà Nội, cũng như trong nước vẫn không hiểu buổi lễ hội nầy có mục đích để "mừng" cái gì? Vì, Ngày Đại lễ đã được Thủ tướng cọng sản ấn định khai mạc vào 1 tháng 10, rơi đúng vào ngày Quốc khánh của Trung Cộng. Đây là một sự trùng hợp vô tình hay cố ý, và chính vì vậy mà người dân hoang man!
Vài dòng tản mạn trong bài viết nhằm mục đích khơi dậy vài tự ái dân tộc, nếu còn sót lại trong lòng người dân Việt ở cả trong lẫn ngoài nước.
Một ngàn năm Thăng Long là một ngày đánh dấu mốc thời gian từ lúc tổ tiên dân Việt dành lại nềm độc lập tự chủ thoát khỏi gần 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ. Mà nay, Việt Nam lại tổ chức đúng vào ngày quốc khánh của kẻ thù truyền kiếp (cho đến ngày nay và cả ngàn sau nữa).
Đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không? Cá nhân người viết nghĩ là không mà là một chủ đích có tính toán kỷ lưỡng của đảng Cọng sản Việt Nam.
Vì, qua quá trình lịch sử trong vòng vòng 20 năm trở lại đây, rỏ ràng là đường lối, chính sách phát triển đều "rập khuôn" theo hướng phát triển của Tàu; thậm chí những sự khai thác khoáng sản, rừng phòng vệ, cùng những xây dựng khu kinh tế duyên hải miền Bắc đều nằm gọn trong tay những nhà đầu tư TC.
Như vậy có phải là Độc lập chăng?
Như vậy có phải là Tự chủ chăng?
Có xứng đáng tiêu tốn gần 10% ngân sách quốc gia cho những ngày lễ hội thể hiện một tinh thần nô lệ cho ngoại bang, trong lúc 1/3 dân số còn sống dưới mức nghèo tuyệt đối theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là 1 Mỹ kim/ngày?
Trong Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã phê chuẩn, trong đó một số giá trị căn bản giữ vai trò thiết yếu trong quan hệ quốc tế của thế kỷ 21 là:
·       Về Tự do: …Điều hành đất nước theo nguyên tắc dân chủ, có sự tham gia của người dân và trên căn bản ý chí của người dân là bảo đảm tốt nhứt cho việc thực hiện quyền tự do nầy.
·       Về Bình đẳng:… Không được phép tước đoạt cơ hội thụ hưởng kết quả từ hoạt động phát triển của bất cứ cá nhân nào hoặc dân tộc nào.
·       Về Khoan dung:… Con người phải tôn trọng lẫn nhau, trong sự đa dạng về tín ngưỡng, văn hóa, và ngôn ngữ.
Bản tuyên ngôn còn nêu rõ ý thức và hành động về hòa bình, an ninh và giải trừ quân bị, về phát triển và xóa đói giảm nghèo, về việc bảo vệ môi trường chung, về nhân quyền, dân chủ và điều hành tốt, về việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương…
Tất cả chỉ nhằm vào mục đích là thế giới cùng nhau phát triển theo chiều hướng toàn cầu hóa nhắm vào 3 mục tiêu: 1- Phát triển xã hội, 2- Tăng trưởng phúc lợi cho người dân, và 3- Bảo vệ môi trường.
Trong tất cả những ghi nhận trên của Bản Tuyên ngôn, Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa thực hiện được điều gì cả mà còn làm cho đất nước, xã hội Việt Nam ngày càng tệ hại thêm lên. Người dân ngày càng trực diện với với nhiều nỗi đau thường trực, nào là tệ trạng nguồn nước sinh hoạt và thực phẩm tiêu dùng, nào là tệ trạng y tế cùng hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống ngày càng xấu thêm, nào là tình trạng đạo đức suy đồi qua hệ hệ thống giáo gục còn quá lạc hậu. Và còn bao nhiêu tệ trạng khác nữa!
Người viết đã làm 10 youtube, mỗi youtube dài khoảng 13 phút. Đã chiếu vào tháng 9/2010, trước ngày tổ chức 1000 năm Thăng Long một tháng. Những youtube nói lện tệ trạng ở Việt Nam trong việc tổ chức 1000 năm Thăng Long như:
         Thưc chất giái dục Việt Nam Phần I, II, và III;
         Thăng Long ngập rác;
         Thăng Long thưc phẩm nhiễm độc;
         Thăng Long văn hóa suy đồi;
         Thăng Long ngàn năm văn hiến;
         Thăng Long nín thở;
         Thăng Long không còn nước sạch;
         Thăng Long thời đại cộng sản gian ác;
         Thăng Long chìm trong ô nhiễm;
         Thăng Long mầm móng dịch bệnh.
***
Vào 10 năm sau, tất cả vấn đề của Việt Nam dưới sự quản lý của CSBV không những vẫn còn tồn đọng như cũ mà ngày càng trầm trọng thêm hơn dù kỷ thuật và công nghệ thế giới đã đi hia bảy dặm. Và Việt Nam ngày càng đi…thụt lùi…
·       Về giáo dục: Tệ trạng giữa thầy trò, cô trò và giữa học sinh với nhau tương đối còn hiềm. Như hiện tại, mở ra bất cứ tờ báo đảng nào trong trên 800 báo, chúng ta sẽ thấy những hàng tít như sau: - Cô giáo bị bắt phải tiếp khách TC, - Thầy và trò trao đổi xác thịt để đổi lấy bằng tốt nghiệp! – Đám nữ sinh thoát y bạn học trước hàng chục nam sinh đứng ngồi chung quanh reo hò…! V.v…;
·       Về y tế: Bịnh ung thư ngày càng tăng kinh khủng, hàng năm có thêm 150.000 nạn nhân mới và số tử vong trên dưới 50.000 bệnh nhân, có thể nói cao nhứt thế giới về tỷ lệ dân số. Nguyên nhân là do việc xử dụng hóa chất độc hại bừa bãi trong phân bón, kích thích tố tăng trưởng, bảo quản chống mốc, chống hư thúi, hóa chất làm chín, làm ngọt trái cây. Và nhất là hóa chất pha trộn trọng thực phẩm…
·       Về ô nhiễm không khí: Về mức tăng trưởng số lượng, năm 2010 Hà Nội hay Sài Gòn có khoảng trên dưới 2 triệu xe gắn máy và xe hơi. Bây giờ, năm 2020, con số tăng lên trên 12 triệu. Chỉ số Phẩm chất Không khí – Air Quality Index – AQI hầu như không quá 100 cho những năm 2010, mà hôm nay từ tháng 9, 2019 cho đến nay 6,2020, ở hai nơi trên chưa bao giờ chỉ số AQI dưới 150 đơn vị, Có ngày vượt qua trên 300 đơn vị. Theo khuyến cáo của WHO, khi chỉ số lên quá mức 150 đơn vị, người dân được khuyên ở trong nhà và đóng kín các cửa sổ lại vì đã đến mức độc hại rồi!
·       Về rác thải sinh hoạt: Ước tình vào năm 2010, lượng rác thải trung bình của một người dân vào khoảng 100 gr/ngày. Năm 2020, con số vượt lên 500 gr/ngày. Với ước tinh dân số tại Hà Nội và Sài Gòn là 12 triệu. Lượng rác thải hàng ngày khoảng 6.000 tấn/ngày. Tất cả đã quá tải cho nhân viên thu gom rác và nhà máy cùng bãi rác chứa rác! Đây là một vấn nạn quốc gia mà đất nước vẫn …phon phon tiến lên xã hội chủ nghĩa…
·       Và còn biết bao vấn nạn khác như; - Văn hóa dân tộc ngày càng biến chất thành một loại văn hóa của người dân thời Trung cổ trong giai đoạn sơ khai, - Nhân phẩm con người được rao bán, trao đổi như…một món hàng, - Các danh từ như danh dự, trách nhiệm, đạo lý, dân tộc, tình yêu quê hương…dường như không có trong “tự điển” sinh hoạt của người cộng sản Việt Nam; nếu có, chỉ còn là quê hương hay dân tộc dưới tấm bảng chỉ đường của Đảng mà thôi!
Mười năm phát triển Đất và Nước là như thế đó!
Mười năm trôi qua sau Ngày 1000 Thăng Long, tất cả những vấn nạn xảy ra cho 10 năm trước vẫn còn tồn đọng và còn có khuynh hướng trầm trọng hơn nữa. Trong lúc thế giới đã bắt đầu bỏ qua công nghệ 5G còn xài cáp quang trên đất, dưới biển, trong không khí và đã đem công nghệ thông tin lên khỏi bầu khí quyển và từ đó phát song tiếng nói, hình ảnh với chi tiết từng mm về trái đất.
Con người đã bắt đầu nghĩ đến và thực hiện những chuyến du hành ngoài không gian. Trong lúc đó, CSBV vẫn còn loanh quanh với miếng cơm, manh áo, còn tìm cách ‘bốc lột người dân qua tiền thuế từng kilo rác thải mỗi ngày!
Con đường kinh qua xã hội chủ nghĩa sao mà …kinh hãi quá đi!
Vì vậy,
Phải chăng đã đến lúc người dân cần phải đứng lên để tự cứu lấy mình?
Câu hỏi trên xin dành cho tất cả bà con trong và ngoài nước suy nghĩ, suy nghĩ để cùng tháo gở việc thực thi qua lệnh truyền trong quân đội TC ngày hôm nay dưới ánh sáng Hôi nghị Thành Đô là:
Lộ ố Nàm phồ - Lấy vợ An Nam
Dìu ố Nàm sình – Tiêu tiền An Nam
Chì ố Nàm tì - Ở đất An Nam

Lịch sử sẽ ghi thêm một tội ác của cường quyền, cam tâm làm nô lệ và dẫn dắt cả dân tộc đi làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp là Trung Cộng.
Ngàn năm Thăng Long + 10 sắp đến không phải để đánh dấu mối vinh quang của dân tộc mà là một dấu ấn ô nhục, chuẩn bị cho chính sách đô hộ lần thứ 5 của giặc Tàu, tiếp nối ngàn năm Việt Nam bị Tàu đô hộ trong quá khứ.

Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
9-2010 và Hiệu đính 10-6-2020



Tuesday, June 16, 2020

Tổng khởi nghĩa Yên Bái


                                     Tổng khởi nghĩa Yên Bái


Thưa Bà Con,
Ngày 17-6-1930 là ngày tưởng niệm 13 vị anh hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng do Đảng trưởng Nguyễn Thái Học cầm đầu. Xin dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tiền nhân đã khơi dậy tình thần độc lập dân tộc của tộc Việt.


Tổng khởi nghĩa Yên Bái
Cuộc TKN của VNQDĐ ở Yên Bái ngày 10/2/1930 đã đánh dấu một bước ngoặc cho các cuộc cách mạng dân tộc của Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp. Dù chỉ mới thành lập Đảng chưa đầy 3 năm (tháng 12 năm 1927), nhưng trước thời cuộc sôi động vì thực dân Pháp vây bủa, bố ráp, phá vỡ các căn cứ và bắt nhiều đảng viên, cho nên tại Đại Hội Trung Ương  Đảng vào tháng 5 năm 1929, tại làng Đức hiệp, tỉnh Quảng Ninh, Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học đã tuyên bố tổng khởi nghĩa vì tình thế bắt buộc, nếu không VNQDĐ sẽ lâm vào tình trạng bị diệt vong. Có một sự kiện hết sức hy hữu là 3 yếu nhân của VNQDĐ thời bấy giờ là Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đã bí mật gặp nhau trên Chùa Yên Tử để bàn việc khởi nghĩa trước khi tổ chức đại hội là không nên để cho các đồng chí Quân Nhân biết trước chương trình hoạt động, bởi tính tình họ dễ bồng bột và cũng dễ nguội lạnh. Đó là phái Phái trung lập hay cải tổ” do Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân, Nguyễn Tiến Lữ, Lê Tiến Sự chủ trương.
Cuộc khởi nghĩa thất bại và 13 dũng sĩ phải bị tử hình.  Là người thứ 13 bước lên máy chém, và trước khi lên đoạn đầu đài, Nguyễn Thái Học đã anh dũng thốt lên: 
"Chúng tôi đi trả nợ nước đây. Các Anh Chị Em còn sống cứ công nào việc ấy nhé!
"Cờ Độc Lập: Phải nhuộm bằng máu!
“Hoa Tự Do: Phải tưới bằng máu!
“Tổ Quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa! Nhiều nữa!
“Rồi thế nào cách mạng cũng thành công!
“Thôi kính chào Các Anh Chị Em ở lại ... !!
Có hai điểm nổi bật cần nêu ra ở cuộc TKN nầy: - Tính đề cao cảnh giác của Đt NTH khi họp ĐH Đảng cần phải giữ kín “vài điều bí mật” vì có sự hiện diện của nhiều thành phần thiếu dứt khoát; - Tính quyết liệt trong tranh đấu cách mạng của NTH.
Mặc dù cuộc Tổng Khởi nghĩa thất bại, nhưng bài học lớn do Đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã lưu truyền lại cho chúng ta là một tinh thấn bất khuất lấy cái chết để soi sáng cho ngọn lửa đấu tranh ngày hôm nay trong cuộc sống mái với CSBV.
Thương tiếc các vị anh hùng vị quốc vong thân, trong số các bài thơ ca, có bài thơ "Ngày tang Yên Bái" được in trong sách giáo khoa tiểu học thời bấy giờ của tác giả Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy:
Ngày tang Yên Bái
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽ
Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài danh dự
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ
Vài cụ già đầu bạc, lệ tràn rơi
Ngất người sau tiếng rú: "Ới, con ơi!"
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp lìa đời
Nhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước
Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường
Éo le thay! Muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao lòng mình quý mến
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến
Sau cái nhìn chào non nước bi ai
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
"Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng
"Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.

                                      Mai Thanh Truyết



Monday, June 15, 2020

Hội luận: Cách mạng 10 Tháng 6 - Huỳnh Lương Thiện PV Mai Thanh Truyết


Đài phát thanh Tiếng Mõ Bắc Cali kính mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện về ngày Cách mạng 10 Tháng 6, 2018 tại Việt Nam với Nhà báo Huỳnh Lương Thiện và Ts. Mai Thanh Truyết.

Xin bấm vào link này:

Hội luận 10 Tháng 6 - Huỳnh Lương Thiện PV Mai Thanh Truyết




Sunday, June 14, 2020

Tản Mạn Trong Ngày

Tản Mạn Trong Ngày

Hình treo trên tường là hình chụp trong một buổi biểu tình phản đối Trần Trường treo hình HCM và cờ CSBV trong tiệm cho mướn phim ảnh của anh ta năm 1999 tại Westminster, CA

Một ngày bình thường như mọi ngày.
Sáng sớm thức dậy. Tự nhiên trong người cảm thấy cần viết ra bất cứ điều gì hiện trong đầu. Sau khi rửa mặt, đánh răng, làm vệ sinh xong, tôi tự nghĩ và đi vào tủ quần áo lấy ra một chiếc áo đã từ lâu tôi quên mất. Đó là chiếc áo của Đoàn Xây Dựng Nông Thôn mà một thành viên của Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng gần 10 năm về trước tặng cho.

Bs Trần Văn Tích và MTT trong buổi Ra Mắt sách Tâm Tình Người Con Việt của người viết tại Nam California năm 2012.

Nhìn chiếc áo, từ từ mặc vào, cảm nghĩ đầu tiên của tôi lâng lâng một niềm cảm xúc dội lại từ trong tiềm thức vì tôi chưa bao giờ mặc một bộ đồ đồng phục của “lính” cả! Cả một đời người từ thời thơ ấu cho đến hôm nay, tôi chỉ có hai đồng phục như dưới đây:
·       Năm năm mặc áo trắng ngắn tay với quần Kaki xanh dượng ngắn cùng phù hiệu “Trường Tiểu học Trương Minh Ký” trên đường Nguyễn Thái Học tức Kitchener cũ, quận Nhì, Sài Gòn;
·       Bảy năm với chiếc áo dài tay trắng và quần kaki xanh dương cùng phù hiệu “Trường Trung học Petrus Trương vĩnh Ký” - LPK trên đường Cộng Hòa tức Nancy cũ, Quận 5, Chợ Lớn;
·       Và 49 năm còn lại với chiếc blouse trắng tượng trưng cho từ bi – bác ái đi theo cùng tôi suốt chặng đường đài từ Việt Nam qua Pháp. Để rồi về lại Việt nam và sau cùng chiếc áo trắng ấy đã cùng tôi dong ruổi trên đất Mỹ suốt chặn đường cuối đời cho đến hôm nay.
Trong bảy năm qua, tuy không còn mặc chiếc áo thân yêu đi khắp đó đây nữa, những chiếc áo trắng của tôi bây giờ trở thành tấm vải bao phủ thành ghế ngồi của tôi, để tôi tựa lưng hay là gợi cho tôi nỗi nhớ của một thời với từ bi, với yêu thương qua một giai đoạn ngắn từ Cơ thể học viện, tới bịnh viện Chợ Rẫy, Nhà thương Từ Dũ, bịnh viện Nguyễn Văn Học và Bịnh viện Bình Dân.  
Thực sự tôi đã bắt đầu mặc chiếc áo thân thương màu trắng nầy từ năm 1963 khi còn là một cậu sinh viên năm thứ nhứt trường Y khoa Sài Gòn. Những kỷ niệm nơi số 228 đường Trần Quý Cáp góc đường Lê Quý Đôn, nơi sau nầy, CSBV biến thành nhà triển lãm tội ác Mỹ Ngụy với chiếc máy bay Mỹ “to đùng”. Nhưng hôm nay, tội ác của Mỹ đâu không thấy mà chỉ thấy những lời “xin-cho” (cố hữu trong não trạng của người cộng sản) người Hoa Kỳ vào lại Việt Nam để làm đối trọng với Trung Cộng. Còn tội ác của Ngụy (!) ư? Nếu còn, chỉ là những lời “van xin” khúc ruột ngàn dặm (?) đem đô la về xây dựng đất nước!
Kỷ niệm nơi Cơ thể Học viện với Thầy Nguyễn Hữu, Thầy Trần Anh. Tôi có gặp lại Thầy Hữu khi Thầy lưu vong qua Pháp và tội nghiệp thay cho Thầy phải mở một quán ăn nhỏ và bị thất bại. Sau đó, Thầy nhờ một anh học trò cũ phụ tá cho Thầy ở Cơ thể học viện. Đó là BS Nguyễn Mộng Hùng nằm trong nhóm mổ tim nổi tiếng thời bấy giờ (1966) của BS Bernard. BS Hùng đã vận động cho Thầy vào một chân “assistant”.
Sau Cơ thể học viện, rồi đến bịnh viện Chợ Rẫy với Thầy Đặng Văn Chiếu, bịnh viện Từ Dũ với Thầy Hồng (quên họ của Thầy rồi), Bình Dân với Thầy Út, và bịnh viện Nguyễn Văn Học với Thầy Trần Văn Lữ Y (Louis)…(Khi qua Mỹ tôi hân hạnh gặp BS Trần Văn Chơn, em ruột của Thầy Louis, trở thành một người bạn tâm giao ngụ tại Thị trấn Giữa Đàng (Midway City) bên cạnh Tp Westminster,CA).
Tuổi thanh niên của tôi lúc nầy thể hiện qua một việc làm nho nhỏ trong chiếc áo trắng vào giữa năm 1963, giai đoạn gay cấn của Đệ Nhứt Cộng hòa; số là, vì phải đối đầu với giặc ngoài là Việt Cộng và “thù” trong là những người Việt sống trong lãnh địa quốc gia (dưới vỹ tuyến 17) xâu xé nhau, gây bất ổn cho chế độ Cộng hòa lúc bấy giờ. Anh bạn thân thiết của tôi là Hoàng Cơ Trường và tôi đã làm công tác chích ngừa cho dân chúng ở những vùng bất an ninh như Cần Giuộc, Cần Đước, và Long Đinh. Hai anh em cùng đi trên chiếc mobylette vàng của tôi len lỏi trên các đường mòn hẻo lánh nhưng không hề biết sợ những bất trắc có thể mang đến cho mình do Việt cộng phục kích! (xin có vài giây phút tưởng niệm đến anh bạn Trường của tôi, mất ở Fresno, CA vào tháng 4/1983).
Sau đó, tôi lại mang chiếc áo trắng thân thương qua Pháp. Những ngày làm học trò, những ngày làm assistant laboratoire, rồi assistant délégée ở Institut de Chimie, Besancon. Chiếc áo trắng trong giai đoạn nầy chính thức mang lại cho tôi lương bổng hàng tháng, để từ đó tôi có thể lo cho vợ con.
Về lại Việt Nam, cũng với chiếc áo blouse trắng cố hữu của tôi lại “phất phơ” nơi Ban hóa học trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn và Đại học Cao Đài Tây Ninh. Trong thời gian ngắn ngủi chưa đầy hai năm làm việc ở hai nơi nầy, chiếc áo trắng cũng đã giúp tôi làm một số việc nho nhỏ như gieo cấy ý thức trách nhiệm của sinh viên qua việc bảo quản phòng ốc của trường Sư phạm…bằng cách huy động những ngày đi lau chùi và rửa…nhà vệ sinh của trường!
Nơi Cao Đài, niềm hãnh diện của tôi trong chiếc áo trắng là xây dựng và thiết lập các phòng thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh thực động vật trong một thời gian kỷ lục, từ việc thiết kế xây dựng, “đi xin” và thu mua các máy móc và dụng cụ bên ngoài khu nội ô Cao Đài. Từ đó, sinh viên có điều kiện thực tập bên cạnh Chợ Long Hoa, cửa số 1, vì trong nội ô, các việc thí nghiệm nhứt là mổ xẻ động vật là một cấm kỵ của đạo. Việc làm nầy, tôi đã nhờ sự phụ giúp của một số giảng nghiệm viên trẻ mà tôi đã thu dụng, đồng ý với đường lối mở mang và phát triển trên. Xin cám ơn các anh em đã đóng góp một việc làm không nhỏ cho Viện Đại học Cao Đài.
***
Trở về chiếc áo “Xây dựng Nông thôn” tôi mặc sáng nay, kỷ niệm tuy không nhiều, nhưng tôi nhớ rất rõ là tôi đã từng mặc chiếc áo nầy một lần trong khoảng thời gian ở Đại học Cao Đài Tây Ninh. Trong những lần đi ra nông trường hay trại cá, tôi thỉnh thoảng mặc chiếc áo nầy hòa lẫn trong sinh viên thay vì chiếc áo blouse màu trắng…Kỷ niệm nhiều với trại cá giống là khi tôi xin được một số cá từ trại cá Thủ Đức do GS Lê Văn Đằng, Giám đốc Nha Ngư nghiệp, Sài Gòn lên Tây Ninh. Nhìn đàn cá “mùi” lớn mau, một niềm vui len lén trong đầu người viết là hy vọng sẽ nhân giống được nhiều thêm lên nhằm phân phát cho bà con Tây Ninh để cải thiện bữa cơm vẫn còn thiếu quá nhiều protein động vật! Những ước mơ của tôi đành đứt đoạn vì cơn oan nghiệt xảy ra do một chủ thuyết ngoại lai và man dã!
Giờ đây, ngồi viết lại, nghĩ lại các bộ đồng phục của cuộc đời, tôi thấy tôi quá giản dị, đi từ bộ đồng phục học trò cho đến chiếc áo blouse trắng thân thương cho đến cuối đời, những chiếc áo tinh khiết khiến cho chính tôi cũng không dám nghĩ đến những việc làm “xằng bậy” có thể làm ô uế chúng. Những chiếc áo thân thương trên đã gìn giữ tôi đi con đường chánh đạo cho đến ngày hôm nay. Xin cám ơn các chiếc áo trắng trinh nguyên!
Còn chiếc áo Xây dựng Nông thôn là một trong nhiều kỷ niệm đẹp trên bước đường tranh đấu cho một tương lai Việt Nam không có bóng dáng những sinh vật mang lốt người mà đối xử với đồng bào ruột thịt cùng dòng máu đỏ Lạc Hồng còn tệ hại hơn dã thú…!
Chiếc áo Xây dựng Nông thôn làm cho tôi kết nối được nhiều chiến hữu khắp nơi qua mẫu số chung là Chống Tàu Diệt Việt Cộng.
Kề từ năm 2011, khí Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng chính thức ra mắt và bắt đầu đóng góp cho công cuộc tranh đấu chung, nhiều người trong đó có bạn bè thân sơ góp ý là Nhóm chúng tôi quá cực đoan, không thực tế khi đưa ra mục tiêu tranh đấu:
·       Chống Tàu, Đánh Tàu, Đuổi Trung Cộng về Tàu chứ không “Thoát Trung” một cách yếu hèn;
·       Còn Diệt Việt Cộng là triệt tiêu mầm mống của cộng sản tức là cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV. Khái niệm giết người cộng sản Việt cuối cùng không nằm trong suy nghĩ của tôi cũng vì đã mang chiếc áo blouse trắng vào người cùng một nền giáo dục nhân bản và đạo đức của dòng họ.
Chính hai mục tiêu nầy lần lần được cổ súy, qua những lần dong rũi khắp nơi và hiện diện trên các bút ký “Thư Cho Con” từ Tập 19 (1/2012) cho đến hôm nay Tập 33 (4/2020) do GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song, và tôi chủ trương. Cũng không quên là ngoài những bút ký trên tôi còn để lại cho đời các sách dưới đây:
·       Câu chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam, xuất bản năm 2008 nói lên vụ kiện của Hội Nạn nhân chất độc Ca Dam Việt Nam kiện 27 Công ty Hóa chất hoa Kỳ trong đó có hai Cty lớn là Dow Company và Monsanto, trong đó tôi là một nhân chứng cho Dow. Kết quả vụ kiện là Tòa Thượng thẩm, Phá Án, và Tối Cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ hoàn toàn vụ kiện;
·       Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình đô hộ Việt Nam của Trung Cộng, năm 2009;
·       Những Vấn đề Môi trường Việt Nam, năm 2010;
·       Tâm tình người con Việt, năm 2012;
·       Việt Nam Tương lai Tập I và II, năm 2014;
·       Lối thoát nào cho Việt Nam, năm 2017;
·       Lối thoát cho Việt Nam, năm 2018;
·       Và “TÔI”, năm 2019.
Và cũng cần nói thêm là Nhóm CTDVC hiện có thành viên khắp nơi từ Nam Bắc Cali, qua Houston, New Orleans, Florida, Pháp, Canada, và nhứt là Úc châu ở các tiểu bang đông dân Việt…
Bản thân tôi, vốn dĩ đã có một quan niệm không lai chuyển ngay từ thuở còn thanh niên, tức là quan niệm không “Nhìn lại – Looking back”.
Vì sao?
Vì tôi nghĩ rằng, nếu nhìn lại mình sẽ mất thêm nhiều thời gian chết (temps mort) trong cuộc tranh đấu với đời và chiến đấu cho đường về quê hương.
Vì quỹ thời gian của tôi không còn nhiều nữa!!!
Nhưng có lẽ tôi đã vi phạm hai lần quan niệm mà tôi đã vạch ra:
·       Lần thứ nhứt: Vào năm 1983, ngay vừa khi định cư tại Fresno, một đài truyền hình địa phương phỏng vấn tôi và yêu cầu làm một “tự truyện - narrative” về tôi. Youtube chỉ dài độ 10 phút, trong đó tôi chỉ độc thoại và nói về cuộc chiến do CSBV làm tiêu tan một quốc gia Cộng hòa còn tươi trẻ khi còn trong tuối thanh niên, 20 tuồi. Đó là Việt Nam Cộng Hòa sau  tuyến 17.

Tôi cũng nói về tôi, tôi không hận thù người cộng sản Bắc việt, mà tôi chỉ giận họ. Giận họ vì họ làm cho tôi không có điều kiện đóng góp cho đồng bào tôi, phụ giúp bà con có một đời sống tương xứng với tấm lòng chất phác và hiền lành của người dân miền Nam chơn chất. Những người dân với tâm hồn nhân bản và dân tộc trên, từ đó miền Nam mới nảy sinh ra hai nền đạo dân tộc chỉ có từ tấm lòng người dân miền Nam. Đó là Phật giáo Hòa Hảo và Đạo Cao Đài.

·       Và lần “nhìn lại” thứ hai, chình là hôm nay. Viết lên những “Tản mạn trong ngày” hôm nay có lẽ là lần nhìn lại cuối cùng trong đời.

Xin chia sẻ cùng Bà Con khắp nơi.

Mai Thanh Truyết
Lần nhìn lại thứ hai – 10/6/2020









Sunday, June 7, 2020

Ngày Đại Dương Thế Giới 2020 - World Oceans Day



Ngày Đại Dương Thế Giới 2020
World Oceans Day

Ngày Đại dương Thế giới là một phong trào toàn cầu để kỷ niệm, bảo vệ, bảo tồn, và hỗ trợ Sự sống của Trái đất.
Trong năm 2020 Ngày Đại dương Thế giới đang phát triển phong trào toàn cầu để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới bảo vệ 30% hành tinh xanh của chúng ta vào năm 2030. Nhu cầu quan trọng này được gọi là 30x30. Bằng cách bảo vệ ít nhất 30% đại dương của chúng ta thông qua một mạng lưới các khu vực được bảo vệ cao, chúng ta có thể giúp bảo đảm một ngôi nhà thế giới lành mạnh cho tất cả mọi người!
Hội đồng Tuổi trẻ Tư vấn  Ngày Đại dương Thế giới -  The World Oceans Day Youth Advisory Council là chìa khóa để thu hút và hướng dẫn giới trẻ trên toàn thế giới. Tuổi trẻ khắp nơi cùng nhau có thể tạo ra một đại dương khỏe mạnh hơn, kết nối nhau lại cho dù chúng ta sống ở đâu.
Ngày Đại dương Thế giới là một lễ kỷ niệm toàn cầu được tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng 6, với hàng trăm sự kiện trên khắp thế giới kỷ niệm đại dương của chúng ta. Ngày Đại dương Thế giới này, Hoa Kỳ tổ chức 27 hoạt động dọn dẹp bãi biển với khẩu hiệu Love Beauty and Planet & Love Home and Planet trên khắp nước để loại bỏ hàng ngàn pound rác và nhựa khỏi bờ biển và thu hút hàng ngàn tình nguyện viên, với hy vọng truyền cảm hứng thay đổi thói quen cá nhân tích cực trên nhằm hỗ trợ một đại dương khỏe mạnh.
1-    Cuộc sống trong một giọt nước biển

Bạn có bao giờ tự hỏi những gì trong một giọt nước biển chưa? Hàng ngàn sinh vật nhỏ bé, được gọi là sinh vật phù du - phytoplankton, trôi dạt trong đại dương và chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành thức ăn cho động vật biển. Tham gia cùng Mary Miller, Giám đốc chương trình môi trường tại Exploratorium, Moro Bay, CA trong cuộc trò chuyện với nhà khoa học đại dương UC Santa Cruz Anna McGaraghan khi cô khám phá hệ sinh thái biển thu nhỏ bằng kính hiển vi robot mạnh mẽ được lắp đặt tại Exploratorium Nott Pier 17, San Francisco.
Hầu hết các sinh vật phù du là những sinh vật trôi nhỏ bé, lang thang trong một đại dương rộng lớn. Nhưng ở nơi gió và dòng chảy hội tụ, chúng trở thành một phần của một câu chuyện vĩ đại, một sự bùng nổ của một quần thể có sức sống ảnh hưởng đến tất cả sự sống trên Trái đất, bao gồm cả chính chúng ta. Từ đó, quần thể trên có thể chuyển đổi thế giới trong nhu cầu lương thực, một đáp ứng cần thiết cho sự gia tăng dân số trên địa cầu nầy. Đó là sự hội tụ cá, tôm và nhiều loại hải sản hoang dã trong thiên nhiên tạo ra một nguồn protein dinh dưỡng cho con người trong tương lai.
Từ đó có thể kết luận là sự tham gia vào các nỗ lực toàn cầu để giữ cho đại dương của chúng ta khỏe mạnh là trách nhiệm và bổn phận của mỗi cư dân thế giới.
Chúng ta biết rằng những hành động nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Hình dung một tương lai nơi đại dương và cả quần thể cá biển đang phát triển mạnh; chúng ta hướng tới một tương lai trong đó có thể tiếp tục thưởng thức hải sản hoang dã, bền vững cho các thế hệ mai sau.
Vì vậy, một chút suy nghĩ nhẹ nhàng trên về việc bảo vệ Đại dương có thể thực sự tạo ra một sự khác biệt lớn cho thế giới trong những ngày sắp đến!
2-    Rừng ngập mặn - Mangroves
Rừng ngập mặn là gì? Rừng ngập mặn là cây nhiệt đới phát triển mạnh trong điều kiện hầu hết cây có thân gỗ không bao giờ chịu đựng được như: 1- nước mặn, 2- ven biển, 3- và dòng chảy và dòng chảy vô tận của thủy triều. Với khả năng lưu trữ lượng lớn carbon, rừng ngập mặn là vũ khí chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhưng chúng đang bị đe dọa trên toàn thế giới vì nhu cầu nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ. Chính vì lý do nầy mà rừng ngập mặn bị tàn phá với vận tốc phi mã (Việt Nam đã phá hủy tính đến năm 2015 trên 100.000 ngàn mẫu rừng ngập mặn bao quanh vùng tỉnh và biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng tên tổng số trên 200.000 mẫu rừng ngập mặn trước 1975).
Vì vậy bằng cách bảo vệ rừng ngập mặn, chúng ta có thể giúp bảo vệ tương lai của hành tinh chúng ta.
Về tính chất của rừng ngập mặn, tuy có vài khác biệt nhỏ tùy theo vùng, nhưng tựu trung, rừng ngập mặn có những đặc tính sau đây:
·       Rừng ngập mặn là những loại cây duy nhất trên thế giới có thể chịu được nước mặn. Mặc dù ước tính khác nhau tùy theo vùng, có ít nhất 50 và có thể lên tới 110  loài cây ngập mặn, có chiều cao từ 2 đến 10 mét, nhưng tất cả các loài đều có lá hình thuôn hoặc hình bầu dục và chia sẻ mối quan hệ với môi trường nước lợ.
·       Các hệ thống rễ dày đặc của rừng ngập mặn ức chế dòng chảy của nước thủy triều và khuyến khích sự lắng đọng trầm tích giàu chất dinh dưỡng. Nhưng một khi đã mất, rừng ngập mặn rất khó trồng lại do sự dịch chuyển trong chính các trầm tích mà rễ giúp giữ đúng vị trí.

3-    Rừng ngập mặn ở Việt Nam
Rừng ngập mặn là loại rừng cây mọc ở cửa sông lớn ven biển, nơi nước mặn hòa với nước ngọt. Khi thủy triều lên, rừng sẽ bị ngập một phần, có khi toàn bộ trong nước biển; khi nước triều xuống, rừng lại hiện ra nguyên vẹn để trơ ra lớp đáy cấu tạo lớp bùn dày đặt. Đây là khu vực có giá trị cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.
Theo thống kê và ước tính của Chương trình Môi trường LHQ - UNEP, rừng ngập mặn ở Việt Nam có rất nhiều loại về số lượng, đa dạng về chủng loại. U Minh Thượng và U Minh Hạ là hai rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
Hệ thực vật ở rừng ngập mặn là các loại cây có bộ rễ nơm, như: đước, sú, vẹt, tràm, mắm, cùng các loài cỏ, cây bụi dày lá… làm “bức tường” chắn:
·       Ngăn chắn sóng, giữ đất, tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn;
·       Rừng cũng là một vùng bảo vệ sự sói mòn và tích tụ phù sa thải ra từ các cửa sông Cửu Long. Tình trạng nầy đã chấm dứt vì sự phá rừng ngập mặn nói trên và hiện tại, hàng năm mũi Cà Mau bị sói mòn khoảng 1km so với trước 1975, Cà Mau đã được “nối dài” hàng Km do sự bồi đắp của phù sa!
·       Đây cũng là nơi cư trú và sinh sản của các loài chim biển và chim sống trong vùng lục địa;
·       Đối với tôm cá, nơi nầy cũng là “nhà” của chúng, tránh bão lục, sinh sản, và cũng là nguồn lương thực của chúng;
·       Rừng ngập mặn còn có một đặc tính đặc biệt qua các loại rể cây hình “cái nôm” là hấp thụ chất phèn sulphate;
·       Sau cùng, rừng ngập mặn ở miền Nam Việt Nam còn là một vùng ngăn chặn nước mặn tràn vào sâu trong lục địa trong mùa khô, khi lưu lượng nước sông Mekong giảm thiểu trầm trọng do TC xây dựng các đập ngay trên dòng chính của sông. (Tháng 3 năm 2020, nước mặn đã vào sâu trên 120 km, đến tận sông Đồng Nai!)
    
4-    UNESCO kêu gọi bảo vệ rừng ngập mặn

Hiện tại, diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đang dần biến mất nhanh gấp từ 3 đến 5 lần so với thiệt hại diện tích rừng tổng thể toàn cầu, với những tác động sinh thái và kinh tế - xã hội nghiêm trọng cho nhiều quốc gia.
Rừng ngập mặn có một hệ sinh thái quý hiếm đặc biệt vì những lý do kể trên trong đó hai mấu chốt quan trọng là ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu và ngập mặn. Năm 2017, UNESCO kêu gọi cần có những nỗ lực lớn hơn nữa trong việc bảo tồn, bảo quản và ngăn chặn sự phá rừng cho nhu cầu chăn nuôi ở một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam và Nam Dương. Giám đốc UNESCO Irina Bokova nhấn mạnh. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quý hiếm, tuyệt đẹp và phong phú trên ranh giới giữa đất và biển. Chúng đảm bảo an ninh lương thực cho cộng đồng địa phương, cung cấp sinh khối, lâm sản và giúp duy trì nghề cá. Chúng đóng góp vào việc bảo vệ bờ biển, đồng thời cũng giúp giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt”.
5-Giải pháp cho Rừng ngập mặn
Hội Bảo tồn Quốc tế - Conservation International là một đối tác tích cực trong Liên minh Rừng Ngập mặn toàn cầu - Global Mangrove Alliance, một tổ chức gồm các chuyên gia kỹ thuật, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ chuyên thúc đẩy bảo tồn và tái phát triển rừng ngập mặn.
Chiến lược của Hội nhằm mục đích tăng mức độ sinh sống của rừng ngập mặn toàn cầu lên 20% vào năm 2030, một mục tiêu đầy tham vọng sẽ trả lại những gì đã bị phá hủy trong quá khứ nhằm hạn chế sự giảm thiểu biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và sự thịnh vượng của các cộng đồng ven biển trên toàn thế giới.
Ngoài việc hợp tác với Liên minh, Conservation International còn hợp tác với các cộng đồng địa phương để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Indonesia, nơi khai thác, khai thác và phát triển thương mại có nguy cơ môi trường rừng ngập mặn quan trọng nhứt trên thế giới. Tại quốc gia nầy, Hội đã hợp tác với các nhà hoạch định chính sách ở tỉnh West Papua của Indonesia để thiết lập các hướng dẫn bảo tồn vững chắc, bao gồm việc đặt 30% vùng nước ven biển trong các khu bảo tồn biển và loại bỏ các mối đe dọa đối với 100% môi trường rừng ngập mặn.
5-    Giải pháp cho nạn suy thoái rừng ngập mặn ở Việt Nam
Trong khoảng thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân và các nhà khoa học môi trường…nhận thức được vấn đề về môi trường, vai trò của rừng ngập mặn đã có những dự án gây dựng lại rừng. Song việc gây rừng cũng như “muối bỏ biển” vì “nói và làm” hoàn toàn khác nhau. Lập dự án để có ngân sách, và việc thực hiện luôn bị bỏ dở nửa chừng càng làm cho tình trạng suy thoái của rừng ngập mặn càng tệ hại hơn. Một thí dụ điển hình như sau:
·       Năm 2013, Nhà máy Đường Cam Ranh phối hợp Viện Hải dương học Nha Trang trồng lại rừng sau nhà máy tiếp giáp với đầm Thủy Triều. Đơn vị đã cố gắng gầy lại rừng vừa tạo sinh cảnh vừa ngăn chặn nước thải của nhà máy và những chất thải độc hại không có lợi đến môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, rác thải nhựa đã uy hiếp sức sống của cánh rừng này. Rác thải nhựa đang bủa vây, bấu víu, bám vào thân cây mắm, gây tác động không tốt đến sức sinh trưởng và phát triển của cây mắm.
Trong nghiên cứu “Cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam - Bài học từ các tỉnh Thanh Hoá, Thái Bình và Quảng Ninh” gồm nhiều tác giả do Bà Phạm Thu Thủy phụ trách có nhận định như sau:
Rào cản đối với quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn. Nguyên nhân gốc rễ của phá rừng và suy thoái rừng ngập mặn rất phức tạp và thường đi cùng với chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh. Tạo ra sự cân bằng giữa các ưu tiên bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế là một thách thức và đòi hỏi cam kết chính trị mạnh mẽ từ chính phủ để giải quyết các động lực gây phá rừng và suy thoái rừng ngập mặn. Nhiều chính sách và dự án tạo ra các hình thức khuyến khích về xã hội và kinh tế để bảo vệ rừng ngập mặn. Tuy nhiên, các chính sách và dự án này khó thực hiện khi quyền sử dụng đất không ổn định, có hiện tượng chiếm dụng đất, lợi ích nhóm và chia sẻ lợi ích không công bằng.
Tổ chức thể chế về bảo vệ rừng ngập mặn cũng còn nhiều bất cập bởi nhiệm vụ chồng chéo, phân công trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan chính phủ từ cấp trung ương đến tỉnh và cả địa phương. Người dân địa phương gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin về các chính sách và dự án. Thông tin về tính hiệu quả của các chương trình ngoài nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cũng còn thiếu. Những phát hiện từ nghiên cứu này cũng khẳng định những nghiên cứu trước đây (ví dụ Hue & Scott 2008), cho thấy chỉ có một nhóm lợi ích nhất định được hưởng lợi từ các chương trình và dự án rừng ngập mặn. Ngoài ra, có các dự án và chương trình đã được chứng minh là dẫn đến việc chiếm dụng đất (Hoang & Takeda 2015) vì người nuôi trồng thủy sản khá giả về tài chính thường được hưởng lợi nhiều hơn so với nông dân nghèo đã bán đất. Nghiên cứu của chúng tôi cũng lặp lại những phát hiện từ Nguyen & Dang (2018) rằng cả nam và nữ đều phụ thuộc vào việc thu hoạch hải sản tự nhiên quanh rừng ngập mặn. Phụ nữ và nam giới đều có hiểu biết về vai trò của rừng ngập mặn và gắn kết như nhau đến rừng ngập mặn. Tuy nhiên, cho đến nay, vai trò của phụ nữ đã bị các chương trình của chính phủ bỏ qua.
Tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự và phụ nữ trong quản lý rừng ngập mặn và xây dựng các chiến lược bảo vệ rừng ngập mặn có chú trọng vấn đề giới và các quy định dựa vào cộng đồng, là điều cần thiết để đảm bảo phụ nữ tham gia bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Cũng có những điểm yếu lớn từ các cơ chế khuyến khích ưu đãi, các hạn chế và hệ thống M&E được thiết kế bởi các chính sách và dự án liên quan đến rừng ngập mặn.
Các điểm yếu này bao gồm thực thi pháp luật và tuân thủ kém, cơ chế xử phạt không rõ ràng và không yêu cầu trồng lại rừng ngập mặn sau khi đã phá rừng bất hợp pháp. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng người dân địa phương sẵn sàng chi trả để bảo vệ rừng ngập mặn nhưng cần các điều kiện như: thực thi pháp luật hiệu quả; quản lý tài chính minh bạch và có trách nhiệm; chia sẻ lợi ích công bằng; phân phối công bằng các quyền và trách nhiệm; đồng tài trợ từ chính phủ hoặc các dự án; mức thu nhập hang năm; và mức độ phụ thuộc trực tiếp về sinh kế của những người dân cụ thể đối với rừng ngập mặn.
Các chính sách và dự án nhấn mạnh và tạo ra các ưu đãi để khuyến khích để trồng lại rừng ngập mặn, nhưng không ưu tiên duy trì và bảo tồn các khu vực rừng ngập mặn. Các cơ chế khuyến khích tài chính thường là để chi trả công lao động địa phương cho việc trồng lại rừng ngập mặn hoặc hoạt động tuần tra, chứ không chú trọng giải quyết các động lực trực tiếp của phá rừng và suy thoái rừng. Sự tham gia và gắn kết của địa phương vào các dự án và chương trình bảo tồn rừng ngập mặn cũng bị hạn chế do quyền sử dụng đất không ổn định; hầu hết các diện tích rừng ngập mặn được quản lý bởi các tổ chức nhà nước. Nhiều phát hiện thấy việc thúc đẩy quốc hữu hóa hoặc tư nhân hóa, thay vì giải quyết các vấn đề suy thoái tài nguyên và khai thác quá mức, đã tước đi sinh kế của nhiều hộ gia đình nông thôn. Cần có nghiên cứu sâu hơn để xác định công thức kết hợp tốt nhất giữa các ưu đãi về kinh tế và các quy định của nhà nước và cộng đồng để đạt được và duy trì quản lý bền vững và công bằng các tài nguyên địa phương.
Hoàng & Takeda (2015) nhận thấy chính quyền trung ương và người dân địa phương có quan điểm khác nhau về phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam. Các tác giả này cho rằng trong khi  chính quyền trung ương nhìn sự phục hồi rừng ngập mặn thông qua lăng kính của các dịch vụ sinh thái, người dân địa phương coi rừng ngập mặn là một phần của văn hóa của họ và là nguồn sinh kế. Điều này có thể giải thích  một phần lý do tại sao các chính sách của chính phủ tại các địa điểm nghiên cứu tập trung vào các nỗ lực trồng rừng ngập mặn và chi trả cho tuần tra tại chỗ, trong khi bỏ qua các ưu đãi kinh tế và xã hội để giải quyết các mối quan tâm địa phương. Các chính sách và dự án trong tương lai cần xem xét nhu cầu của địa phương, để thiết kế các cơ chế khuyến khích phù hợp. Cũng nên giải quyết vấn đề quyền sử dụng đất như yếu tố chính ảnh hưởng đến việc người dân có thể tham gia bảo vệ rừng ngập mặn.”
Trên đây là trích dẫn phần kết luận của Nhóm nghiên cứu, chúng ta thất rất rỏ là việc quan sát, phân tích, truy tìm nguyên nhân, và các đề nghị của Nhóm tương  đối khách quan và chính xác so với những nghiên cứu của LHQ về Rừng ngập mặn ở Việt Nam.
Nhưng tại sao rừng ngập mặn nơi đây ngày càng thóai hóa trầm trọng trên bình diện của cả nước?
Người viết không muốn phân tích dài dòng vì sự hạn chế của mỗi bài viết, sau khi đọc những văn bản chính thức cùa “nhà nước” CSBV về các “giải pháp đề nghị và thực hiện” chính thức như:
·       Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ cập về vai trò và giá trị hệ sinh thái của rừng ngập mặn;
·       Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học;
·       Củng cố và hoàn thiện hệ thống Ban quản lý;
·       Đẩy mạnh bảo vệ hệ sinh thái dựa trên quy hoạch;
·       Lập kế hoạch phục hồi và trồng rừng trong giai đoạn 5 năm;
·       Giao cho các hợp tác  nông nghiệp nhận khoán và chăm sóc;
·       Cần chọn một số rừng ngập mặn điển hình đại diện cho hệ sinh thái;
·       Thực hiện nhà nước và nhân dân cùng làm.
Qua 8 kế hoạch và chính sách trên, thử hỏi Bà Con có tìm thấy được một kế hoạch nào có thể thực hiện để chặn đứng sự suy thoái của rừng ngập mặn hay không?
Riêng người viết chỉ có một câu kết luận cho tất cả các kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái của rừng ngập mặn, phòng chống sự biến đổi khí hậu toàn cầu của CSBV chỉ là những lý giải giảo ngôn nhằm áp đặt và tăng cường việc quản lý (đàn áp, cai trị) người dân trong nước của CSBV mà thôi.
Biết được như vậy, chắc chắn câu trả lời của mỗi chúng ta sẽ phải là “Cần phải thay thế CSBV bằng mọi phương cách”.
Và giải pháp cho việc bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái và rừng ngập mặn chỉ có thể thực hiện được với điều kiện CSBV phải ĐI ĐOONG!

Không có giải pháp “khoa học” nào khác!

Mai Thanh Truyết
Cây muốn lặn mà gió chẳng ngừng
Houston – Ngày Đại dương Thế giới - 8 tháng 6, 2020