Vài cảm nghĩ của của một người Việt tị nạn
khi về thăm quê hương (tháng 2, 2019)
Lời
người chuyển bài: Bài viết dưới đây là những cảm nghĩ của một người
con Việt sống tha hương trên 40, và về lại quê hương lần đầu năm 2001, và lần nầy
(1/2019). Các so sánh và cảm tưởng trong vài tuần lễ ở một số nơi trên quê
hương được Bà diễn đạt hết sức trung thực. Và dù buồn trước thảm cảnh tàn phá đất
nước về mọi mặt do CSBV, nhưng người viết vẫn còn nét nhìn nhân bản và dân tộc
cho tương lai: Quê Hương Sẽ Có Ngảy Rực sáng trở lại. Người chuyển thấy cần được
chia xẻ với Bà Con gần xa, cho nên xin được phép post lên FB. Xin Cám ơn.
Tôi (người viết cảm nghĩ...) về thăm quê
hương lần này là để mắt thấy tai nghe về tình hình quốc nội, 18
năm sau lần
cuối
tôi về
thăm quê nhà. Và đây là lần đầu
tiên tôi đến
thăm miền
Trung. Vào dịp
Tết
người
dân đi du lịch
hay về
thăm quê rất
nhiều.
Phi trường Tân Sơn Nhất vào khoảng 4:00 giờ sáng đã đông nghẹt người. Trong nhóm 40 người đi
du lịch
miền
Trung (5 ngày) khởi
hành từ
Saigòn, có 7 người
đàn ông ngoại
quốc,
4 Canadians, 2 Nam Hàn, và 1 Đài Loan. Họ là chồng của các
chị
Việt
Nam. Số
còn lại
là người
Việt.
Qua chuyến đi ngắn ngủi vài
tuần
ở
Việt
Nam, nhìn chung bề ngoài Saigòn và những tỉnh thành tôi đã có dịp đi qua,
thì đất nước có vẻ khá hơn năm 2001, nhưng sự nghèo nàn (nhất là ở vùng
quê), và tệ nạn vệ sinh hãy còn rõ nét.
Lễ hội
Tết Kỷ Hợi với cờ đỏ sao vàng
1-
Trên quốc lộ số 1, từ Quảng
Bình đến Quảng Trị, nhà
cửa hai bên đường đều có treo cờ đỏ sao vàng trên cây nêu vào dịp Tết. Tôi không biết người dân
treo cờ tình nguyện hay bị buộc phải
treo. Nói chung trên các đường phố lớn đi
đâu cũng thấy cờ đỏ, treo
cách nhau khoảng 50
thước. Ở Quảng
Bình tôi có dịp đi
viếng động Phong Nha và động Thiên Đường, thạch nhũ
rất đẹp.
2-
Theo
như hướng dẫn viên cho biết thì thành phố Huế hiện đang
trên đà phát triển. Dọc theo
dòng sông Hương không xa cầu Trường Tiền có khá nhiều khách sạn mới toanh, cộng thêm một số "bar" với nhạc Tây phương ồn ào, vào ban đêm được chiếu cố đông đảo bởi nhiều người trẻ ngoại quốc cũng
như người trẻ Việt. Đèn neon xanh đỏ chớp chớp sáng trưng, trong bầu không khí tưng bừng của điệu nhạc, tôi
có cảm tưởng như đang ở một khu
du lịch nào bên Mỹ. Ngoài các cung điện của các
vị vua trong quá khứ, chùa Thiên Mụ bên bờ sông
Hương, vào buổi chiều hoàng hôn lúc mặt trời sắp lặn, đã
gieo vào lòng tôi một hình
ảnh khó quên, đẹp tuyệt.
3-
Đà
Nẵng là
thành phố khá sạch và có nhiều khu resort tân tiến hiện đại.
Bãi biển
dài
với những cây dừa ẻo lả rất thơ mộng. Tôi
nghe nói là chủ nhân
của những khu resorts này và những villas dọc theo bờ biển ở Đà nẵng, là người ngoại quốc. Khu giải trí
Bà Nà Hills (giống như
một mini Disneyland, nhưng không có nhiều high-tech rides như Disneyland) thu hút nhiều khách ngoại quốc, nhất là Đại Hàn và người Tàu. Có cả live-entertainment do người da trắng đảm trách.
Nhờ nằm trên đồi núi cao nên ở đây khí hậu
tương đối mát hơn
trong thành phố, hoa tươi đủ loại đua nở
và
được vun trồng vén
khéo, hoặc được đưa tới từ Đà Lạt (theo như lời hướng dẫn viên cho biết).
4- Khu phố cổ Hội An
trong những
ngày Tết người ta đi đông như kiến. Vào ban đêm có nhiều chiếc thuyền nho nhỏ treo
đèn xanh đỏ, trôi
chậm rãi trên dòng sông, tạo nên một cảnh sắc đẹp mắt lung
linh trên nước. Có
khá nhiều người ngoại quốc đi mua sắm ở đây.
5-
Sài Gòn và Chợ Lớn bây
giờ thay đổi quá nhiều, một số đường cũng bị thay
tên, nên tôi không nhận ra
đâu là đâu. Khu cư xá cạnh trường đua Phú Thọ mà anh chị em chúng tôi ở đi học, sau khi học xong lớp năm trường làng, bây giờ cũng khác hẳn ngày xưa. Ngay cả ngôi làng mà tôi đã trải qua thời thơ ấu cũng hoàn toàn thay đổi. Nhìn xung quanh ngôi làng
bổng dưng tôi nghẹn ngào muốn khóc trước cảnh "vật đổi sao dời".
Ngôi chợ nằm giữa
làng, ngày xưa mỗi lần Tết đến là đầy người buôn bán trái cây, rau quả, và đủ loại hoa - hoa mai, hoa vạn thọ, hoa
huệ,...tỏa mùi hương thơm phức, bây giờ bị thay thế bằng một cây
cầu to tướng "vô duyên" bắt ngang sông, đi xuyên qua làng, "bổ" ngôi làng thành hai!
Chỉ có nạn
giao thông đường phố là không thay đổi, vẫn vô trật tự, hỗn loạn, kèn kêu
inh ỏi, chèn, lách, đầy nghẹt đủ loại xe.
Người đi bộ muốn băng
qua đường là cả một sự mạo hiểm ngay trước mắt.
Rác rến ở nhiều nơi, trong thành phố, ở miền
quê... Người
ta "vô tư" xả rác: ngoài đường phố, ở các
tiệm ăn, dọc theo hai bên bờ sông. Rác chung quanh mà
người ta vẫn "tỉnh bơ" ngồi ăn nhậu...! Có những dòng
sông, những con rạch, đã chết tự bao giờ, nước đen ngòm,
rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối...
Vấn đề rác
rến
không những
liên quan đến
vệ
sinh sức
khỏe
và thẩm
mỹ,
nó còn liên quan đến sự tự trọng và
thể
diện
của
một
quốc
gia. Không cần
đi sâu xa hơn, điều này chứng tỏ nhà cầm quyền vô
trách nhiệm,
chỉ
lo cho quyền
lợi
riêng tư của
họ, kết quả là tình trạng dân trí hãy còn quá thấp, và
đời
sống
tinh thần
xuống
dốc! Thư
viện
công cộng
gần
như không có. Người
ta đi chùa chiền
là để
van vái xin xỏ,
và hối
lộ
thánh thần!
Có lẻ
sống trong môi trường tin tức một chiều và bị
bưng bít, đa số không được
tiếp cận với thông tin bên ngoài, người dân không ý thức
được những quyền cơ bản nhất, mặc dù bị bốc lột, nhưng họ cảm thấy bất lực trước những trấn áp tàn bạo nên đành chấp
nhận.
6-
Hố sâu
giữa người giàu và người nghèo quá lớn. Người nghèo thì lo ngược xuôi kiếm tiền nuôi gia đình, không có thì giờ tâm trí để nghĩ đến những chuyện cao
xa. Còn người giàu thì muốn làm giàu thêm, chuyện nước
đã có "người khác
lo!" Có một số thương xá to lớn do người Tàu,
Nhật, và Đại Hàn đầu tư,
rất đắt khách và giá cả cũng cao không kém gì thương xá bên Mỹ. Mặc dù vậy dân chúng vẫn đi rất đông
- Người giàu thì đi ăn nhậu và mua sắm, người bình
thường thì đi...ngắm!
Nếu
không có sự thay
đổi thể chế do
dân chúng nổi dậy, thì trong tương lai người dân Việt chỉ là
người làm mướn cho người ngoại quốc! Muốn giải quyết bài
toán Việt Nam,
tôi thiết nghĩ
người dân mình cần có tinh thần cộng đồng-xã hội,
tương thân tương ái lẫn
nhau. Điều này
cần có sự tiếp cận, gần gũi,
giáo dục...
7- Những người tôi có dịp
nói
chuyện (tài xế taxi,
tài xế xe Grab, bạn cũ, những người hàng xóm nhà cháu tôi,...) tất cả đều rất bất mãn với chế độ nhưng tất cả đều cùng có chung quan điểm "không làm gì được...".
Ai cũng lo cật lực làm ăn kiếm
tiền, không
ai muốn liên lụy, không ai muốn "dính dáng đến chính trị."
Đấy là bề
nổi, hy vọng bề kia sẽ khác hơn, với nhiều người
tâm huyết còn tha thiết tới vận mạng của đất nước.
8-
Kết luận: Sau
chuyến đi này, tôi xin mạo muội góp
ý:
- Nếu bạn đã nổi tiếng hoạt động ở hải ngoại
thì dĩ nhiên là không nên về
- có lẽ
bạn cũng không muốn về, và có lẽ sẽ không được cấp visa.
- Còn những bạn nào nghĩ mình không có
tên trong "sổ
đen" và còn quan tâm đến tương lai của đất nước thì nên về - không phải là "áo gấm về làng", cũng không phải để đi "du hí" - nhưng về để tìm hiểu những thay đổi,
để cảm nhận được nhịp tim của đất nước mình, và từ kinh nghiệm đó có thể góp phần vào việc tranh đấu hữu hiệu hơn -
"Biết
người
biết
ta, trăm trận
đánh trăm trận
thắng."
Qua những thành phố tôi
thăm viếng
lần
này, và những
thành phố
khác mà tôi đã có dịp đến viếng
nhiều
năm trước,
tôi
thấy quê hương mình đẹp quá. Dù đẹp, dù
xấu
với
bao nhiêu vấn
nạn,
Việt Nam vẫn là nơi
chôn nhau cắt rún của chúng
ta.
Dù ở
hải
ngoại
hay ở
quốc
nội,
tập thể người Việt cần tranh đấu nhiều hơn bằng những phương
tiện có thể, để đất nước mình
thoát khỏi hiểm họa Bắc thuộc. Trung
cộng đã và đang lăm le...
Trần Kha
California
03/23/2019
No comments:
Post a Comment