Friday, September 21, 2018


Thêm một người con Việt vừa nằm xuống: Châu Kim Nhân

Ông Châu Kim Nhân sinh ngày 1 tháng 10 năm 1928 tại làng Uyên Hưng, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Năm 1958 Ông tốt nghiệp khóa Đốc Sự 2, ban Kinh Tế Tài Chánh tại học viện Quốc Gia Hành Chánh, Sài Gòn. Ông đã từng du học tại Anh và về nước phục vụ. Ông đãm trách nhiều chức vụ và làm việc tại những nơi sau đây:
 * Đổng lý văn phòng bộ Tài Chánh trong nội các Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, 1966-1967;
 * Tổng giám đốc Tổng nha Tài chánh và Thanh tra Quân phí bộ Quốc Phòng, 1972;
 * Tổng giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung ương trực thuộc Phủ Thủ Tướng, 1972;
 * Phụ tá Tổng Trưởng Quốc Phòng cho Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, 1972-1973;
* Tổng trưởng Bộ Tài chánh, 1973-1974;
* Phụ tá Thủ tường đặc trách Kinh tế Tài Cháng 1974-1975.

Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 2018 tại Hoa Kỳ. Trong những giờ phút sau cùng của VNCH, Ông muốn ở lại cùng đồng bào phục vụ đất nước nhưng cuối cùng, những người bạn cu3ao6ng thuyết phục và ông đã lên chiếc tài Đại Hàn ngày 1/5/1975. Và tại Hoa Kỳ ông đã sống một đời sống hầu như ẩn dật ở Maryland ngoài việc thỉnh thoảng viết những khuyến cáo cho Tồng Thồng G. Bush về tình hình thế giới và Việt Nam.

Những bước đi của người con Việt
Ông Châu Kim Nhân từng nổi tiếng là vị Tổng Trưởng liêm chính của chế độ.
Qua các chức vụ vừa nêu trên, chúng ta đã thấy con đường hoạn lộ của ông rất hanh thông và bắt đầu sự nghiệp "phục vụ quốc gia" rất sớm ngay sau khi tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh. Có thể nói, trong suốt thời gian gắn bó với Việt Nam Cộng Hòa, Ông là một công bộc nổi tiếng thanh liêm thời bấy giờ trong các nhiệm vụ về tài chánh và thanh tra quân phí…vào giai đoạn khó khan nhứt của đất nước ngày sau khi hiệp định Paris năm 1973, và người Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam cũng như cắt giảm hầu như tất cả quân phí và tài chánh cho Việt Nam.
Với vai trò TGĐ Cơ quan Tiếp vận trung ương, tức là quản lý các nguồn ngoại viện, tài trợ dân sự cho VNCH, cùng với Ông Đỗ Hải Minh, Phó TGĐ, cùng tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh và MA về Chính trị tại Hoa Kỳ. Hai Ông đã cân bằng được giữa nguồn ngân sách quốc gia, ngoại viện và kinh phí chiến tranh, và nhứt là kiểm soát và chận đứng nhiều chuyện thâm lạm công quỹ.
Ngày 5/8/1974 Quốc hội Hoa Kỳ ngang nhiên cắt đứt 60% quân viện cho VNCH, ngược hẳn với những cam kết của TT Nixon là sẽ tăng viện để bù đắp phần nào cho việc đơn phương rút một nửa triệu quân đội Mỹ và việc VNCH ký Hiệp Định Paris. Viện trợ đang từ $2.4 tỷ xuống $1 tỷ.Nhưng ngay sau đó mấy ngày sau khi TT Nixon từ chức, Ban Chuẩn Chi Quốc hội Hoa Kỳ lại cắt thêm $300 triệu nữa, chỉ còn $700 triệu. Từ đó đưa đến sự bế tắc trong việc điều hành quốc gia và đưa đến kết cuộc là ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Theo lời của tác giả Đỗ Hữu Phương: "Sau hiệp định hòa bình ngày 27-1-1973, đã có những nguồn tin (chưa được kiểm chứng) là những người có thẫm quyền trong Chính Phủ đã phát họa chương trình cho thời bình là: Tất cả hơn một triệu quân nhân sẽ được giải ngũ, những người nầy sẽ tham gia tất cả mọi ngành, nghề để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Những người tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh sẽ là những người điều khiển đất nước từ trung ương đến địa phương. Những người Cảnh Sát khi ấy giữ gìn an ninh, trật tự cho đồng bào vui hưởng cuộc sống trong hòa bình. Nhưng rất tiếc, ngày 30-4-1975 đã đánh mất những mơ ước đó…"
Theo tác giả Huỳnh Bá Thành, Ông Châu Kim Nhân có một câu nói để đời, thiết nghĩ cũng cần được nhắc lại nơi đây:" Làm Tổng trưởng Tài chánh một năm…mà không cứu vãn được nguy cơ …tôi sẽ xin tứ chức". Không biết cái nguy cơ mà Ông Nhân định cứu vãn là sự phá giá đồng bạc, nạn lạm phát, túi tiền càng ngày càng eo hẹp của dân, hay là nguy cơ lúc nào chánh phủ cũng cần thêm tiền. Ai muốn hiểu sao thì hiểu…nhưng phải công nhận rằng sau 3 tháng đầu năm 1974, theo thống kê mới của Nha Thuế vụ thì ông Nhân đã vượt xa Tổng Trừng về cái màn thâu thuế đầu mà ông Nhân luôn hô hào "không tăng thuế, chỉ tăng thâu".
Một đặc tính khác nữa là Ông Nhân là một Tổng trưởng đầu tiên có xe không có máy lạnh và Ông ưa tâm tình với nhà báo. Ông là một Tổng trưởng cắt nghĩa nhiều nhứt với báo chí và ai muốn hỏi gì về thuế má tài chánh cứ quay điện thoại số 94381 sẽ được trả lời liền. (Trích bài viết Câu Kim Nhân cái thùng không đáy của Huỳnh Bá Thành viết ngày 25/3/1974)
Để kết luận xin mượn vài lời thơ của Ông Đỗ Quý Sáng, một cựu nhân viên làm việc dưới quyền Ông:
Vàng bạc biết quý mà chẳng ham
Tín nghĩa biết nguy mà vẫn làm
Sống trung thực kiệm cần liêm chính
Tương giao nào câu nệ thấp cao
Trả món nợ sĩ phu người hành chánh
Nay tàn lực chịu đành bó gối thôi…

Sĩ phu miền Nam lần lượt ra đi, từ Cụ Trần Văn Hương (cựu Tổng thống VNCH), Gs Nguyễn Thanh Liêm (Cựu Thú trưởng Giáo dục VNCH), GS Nguyễn Văn Trường (Cựu Tổng trưởng Giáo dục VNCH). Và hôm nay một công bộc trung kiên của quốc gia, Ông Châu Kim Nhân, cựu Tổng trưởng Tái chánh VNCH cũng vừa rời khỏi thế gian.

Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.

Phổ Lập Mai Thanh Truyết
Một người con Việt
Houston, 25/8/2018




-- 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

Tuesday, September 11, 2018



Giáo dục XHCN  Sẽ Tự Xóa Sổ Chế Độ

Ngày 5/9 vừa qua là ngày khai giảng niên học 2018-19 ở Việt Nam. Đã 43 năm kể từ ngày CSBV tiến chiếm miền Nam, thu về một mối dưới ánh “hào quang quang vinh” của đảng, tình trạng giáo dục vẫn không thay đổi, nghĩa là những hình ảnh trong ngày tựu trường ở những vùng xa như thầy trò cùng leo đồi – lội sông – vượt suối như những hình ảnh minh họa dưới đây.
Nhưng mỗi năm, vẫn có những sự kiện mới trong ngày nầy, đặc biệt trong năm nay có thêm sự kiện mới nữa. Đó là:
·         Hàng năm vẫn phát hành hàng loạt sách giao khoa “mới” đề phân phối (thực ra là bán) tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ ngân sách quốc gia, và vỗ béo cho hàng ngàn “cán bộ giáo dục”. Sách mới nhưng nội dung vẫn cũ vẫn còn những lỗi phạm phải mà không hề có sửa chữa;
·         Điểm mới năm nay có thêm bộ tự điển tiếng Việt …lai Tàu của Bùi Hiền;
·         Và loạt sách đánh vần “kiểu mới” (văn minh và khoa học gấp vạn lần kiểu đáng vần cũ) áp dụng cho lớp 1.
Đó chính là giáo dục xã hội chủ nghĩa siêu việt!
Đề tìm hiểu thêm, người viết lần lượt trình bày hai nền giáo dục ở miền Nam trước đây (1955-1975) và hiện tại sau 43 năm dưới sự cai trị của CSBV.

1-    Lãnh vực giáo dục của hai nền Cộng Hòa ở Miền Nam
Vào năm 1958, một đại hội giáo dục toàn quốc (từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng. Và định hướng giao dục nầy được ghi rõ trong hiến pháp thời bấy giờ.
  1. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;
  2. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;
  3. Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.
Đến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục Miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học - như các quốc gia tân tiến trên thế giới - làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.
Từ đó, giáo dục Miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên nền tảng của Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng – Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam giúp cho nền giáo dục Miền Nam liên tục thăng tiến, nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958 – 1975.
2-    Còn tình trạng giáo dục Bắc Việt & Việt Nam sau ngày 30/4/1975 thì sao?
Về giáo dục nông thôn trước năm 1975, trình độ trung bình của thanh niên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ở lớp tuổi từ 14 đến 25 là lớp 7.5 theo thông kế của UNESCO. Cũng trong thời điểm nầy, trình độ của lớp tuổi trên ở Đồng Bằng Sông Hồng là 5.5. Hiện tại (2016), tình trạng đã đảo ngược, trình độ ở ĐBSCL là 5.0 và ĐBSH là 7.0.
Vì vậy, việc làm cấp bách cho Việt Nam tương lai là phải đặt trọng tâm vào việc kiến thiết lại hệ thống giáo dục miền ĐBSCL, đồng thời với việc cải thiện hệ thống y tế công cộng của vựa lúa rất quan trọng này của cả nước.
Phải chăng đây là chính sách cào bằng và triệt hạ người dân miền Nam. Các trường học, ngoài việc thiếu thốn phòng ốc và tài liệu học tập (ngoại trừ các sách giáo khoa từ chương một chiều hạn chế tinh thần suy nghĩ độc lập và sáng tạo của học sinh) thậm chí không có nơi cho học sinh tiểu tiện. Học sinh phải nín tiểu, nín tiêu… tạo thành một hiện tượng trường ốc có một không hai trên thế giới? 
·         Về nước uống cho học sinh hầu như không được để ý đến, học sinh phải nhịn khát. Nhiều nơi được các nhà thiện nguyện ngoại quốc và người Việt tỵ nạn giúp đỡ các bình lọc nước… nhưng các bình lọc nầy chỉ hiện diện ở trường học một thời gian ngắn rồi biến mất về nhà của… cán bộ.
·         Hiện tại, nước uống cho học sinh, bàn ghế, phấn viết, và nhiều dịch vụ khác đều nằm trong chi phí mà phụ huynh phải trả trước tri con em được vào lớp. Trong lúc đó, hiến pháp xhcn có ghi rõ ràng là “giáo dục trung tiểu học là cưỡng bách và miễn phí”!
Bây giờ nếu nhìn vào xã hội hiện tại, chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng, qua báo chí cộng sản, trên các mạng lưới, hình ảnh thầy gạ dâm trò để nâng điểm cao hay cho biết đề thi, cảnh học sinh lớp 9 dở trò dâm ô với nhau trong khi cô giáo đang giảng dạy trên bảng, và hàng vạn tệ nạn khác xảy ra hàng ngày trên khắp các nẻo đường Việt Nam từ thành thị đến thôn quê.
Một thí dụ về Trường Nữ Trung học Gia Long trước 1975 và Trường Nguyễn Thị Minh Khai sau 1975: “Nội dung học tập của học sinh hai trường Gia Long và Minh Khai cũng hoàn toàn khác, đặc biệt là trong lĩnh vực lịch sử và luân lý”. Con người xuất thân từ trường Gia Long có khái niệm về dân chủ, về chính thể tam quyền phân lập rõ ràng hơn. Còn học sinh Minh Khai thì coi chính sách độc đảng toàn trị là mô hình cai trị toàn hảo. Vì vậy mà sự hình thành nhân cách và lý tưởng của con người được đào tạo từ hai trường Gia Long và Minh Khai cũng hoàn toàn khác. (Trích Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 129)
Xã hội Việt Nam hiện nay ngày càng băng hoại và chính hình ảnh nầy đã và đang đánh dấu buổi hoàng hôn của chế độ CS Bắc Việt.
Bây giờ hãy thử so sánh từng điểm của nền giáo dục trước năm 1975 với hiện trạng “giáo dục” ngày hôm nay, dưới chế độ CSBV, chúng ta thấy gì?
  1. Nhân bản: Nhân bản thời xã hội chủ nghĩa là tự do đàn áp, tra tấn và “cướp ngày”;
  2. Dân tộc: Dân tộc trong nghĩa Hán tộc đại đồng, chữ Tàu phải nằm trong chương trình giáo dục phổ thông;
  3. Khai phóng: còn có nghĩa là khai thông biên giới và chỉ tiếp cận với một văn minh duy nhứt là văn minh của Hán tộc;
  4. Khoa học: là khai thác, tận dụng tối đa sức lao động của người dân để cung phụng cho lý tưởng “đại đồng” của chủ nghĩa, tức là toàn đảng cùng giàu cùng hưởng thụ.
Vậy chính sách giáo dục quốc gia của Miền Nam trước 1975 khác xa HOÀN TOÀN giai đoạn giáo dục của xã hội chủ nghĩa hôm nay về căn bản và kết quả!

3-    Thay lời kết
Qua những nhận định trên, chúng ta thấy sự khác biệt của hai nền giáo dục đặt trên căn bản xã hội pháp trị và xã hội chủ nghĩa đã đưa “đầu vào” (học sinh) và “đầu ra” (kết quả học tập) như thế nào rồi. 
Vì vậy, bằng bất cứ giá nào mọi người con Việt trong và ngoài nước cần phải xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của xã nghĩa CSBV hầu mang lại một chính sách giáo dục đúng đán cho các thế hệ Việt về sau.
Và điều nầy cần phải hành động cấp bách.
Và, một Việt Nam DÂN CHỦ PHÁP TRỊ tương lai cần phải có một nền giáo dục đặt nặng vào các mục tiêu sau:
a.    Giúp cho thanh niên thu thập được nền văn hóa phổ thông, đồng thời chuẩn bị cho họ bước vào các ngành chuyên môn ở bậc đại học và kỹ thuật.
b.    Khuyến khích việc học ngoại ngữ, chú trọng đến các sinh hoạt hội đoàn để học sinh quen sống tập thể, có tinh thần tháo vát, biết giúp ích mọi người, đồng thời rèn luyện những đức tính cần thiết cho đời sống thực tế của một công dân tương lai.
c.    Đặc biệt chú ý đến vấn đề sức khỏe của học sinh và phát động phong trào thể dục thể thao toàn quốc, nhằm thực hiện mục tiêu “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”.
d.    Và nhứt là đề cao môn đạo đức học và công dân giáo dục hầu tạo dựng một tầng lớp thanh niên ưu tú về khoa học, đạo đức, và ý thức công dân để kiến thiết quốc gia.
Nếu sự áp dụng chính sách quốc gia giáo dục của hai nền Cộng Hòa ở Miền Nam được sáng suốt thi hành, và đặt trọng tâm trên nền tảng Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng – Khoa học, thế vào toàn bộ hệ thống giáo dục băng hoại của chế độ hiện hành, thiết tưởng một Việt Nam trong tương lai sẽ thoát khỏi sự thụt lùi trong một vài thập niên hậu Cộng sản.
Mai Thanh Truyết
Trích trong sách Gii pháp cho Vit Nam
Houston, 9/11/2018


Sunday, September 9, 2018



Làm từ thiện trên mãnh đất tạm dung

Chúng ta đã làm gì nơi hải ngoại đối với con người, xã hội, và đất nước đã cưu mang mình, hay đối với những người nơi quê nhà đang đau khổ vì thiên tai hay làm từ thiện hoặc “làm thay” cho CS Bắc Việt?
Tuy nhiên trước mắt, với tư cách một người Việt tỵ nạn, sống trên mảnh đất tạm dung, dù ở Hoa Kỳ hay các quốc gia khác, thì dường như “bà con chúng ta là người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa”?
1.    Chúng ta thật sự là người “tử tế” chưa?
Xin thưa, chưa hẳn.
Chúng ta vận động gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu Hoa Kỳ ngưng viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, trong khi đó, hàng năm chúng ta gửi về Việt Nam một lượng ngoại tệ rất lớn, lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim, như thế có phải là chúng ta đã vô tình “cứu nguy” cho chế độ CSBV đang bên bờ vực thẳm không?
Cựu Tổng thống George W. Bush đã từng làm cho chúng ta công phẫn (hay bị chạm nọc!) khi ông nhận định về cung cách hành xử của chúng ta trong vấn đề Việt Nam là “they deserve it!” (xin tạm dịch: “Cho đáng kiếp!”). Câu nhận định ngắn ngủi làm chúng ta đau, nhưng xin thưa, xin lắng lòng nghĩ lại, quả thật đôi khi những hành xử của bà con chúng ta cũng “tương xứng” với lời trách móc trên.
2.    Chúng ta đã làm gì với cái gọi là “từ thiện”?
Chúng ta đã làm gì khi Hoa Kỳ gặp những tai nạn thảm khốc rúng động toàn thế giới? Sau đây là vài con số thống kê về sự đóng góp “từ thiện” của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Biến cố 911 - Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngoài CSBV đóng góp $250.000, triệu phú (hotel) Trần Đình Trường góp 2 triệu Mỹ kim, chúng tôi không ghi nhận được các danh sách đóng góp khác của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, nếu có chăng chỉ là các hội đoàn đơn lẻ với số tiền không đáng kể.
Bão Katrina - Đối với trận bão Katrina 29/8/2005, chúng tôi không thấy CSBV đóng góp, cũng không có danh sách cộng đồng Việt Nam qua các hội đoàn, mà chỉ biết cộng đồng Houston giúp đỡ hiện kim và hiện vật, cũng như các hội đoàn Nam và Bắc California và nhiều nơi khác tổ chức văn nghệ, tiệc gây quỹ… nhưng số tiền thu được chẳng là bao so với sự cưu mang của đất nước và người dân Hoa Kỳ đối với bà con tỵ nạn kể từ sau 30/4/1975.
Sóng Thần Tsunami, Nhật Bản - Còn nói về Nhật Bản gặp tai nạn Tsunami thảm khốc rúng động toàn thế giới vào ngày 12/3/2011, trên trang mạng, chúng tôi nhận thấy có ghi CSBV và “nhân dân” giúp đỡ nạn nhân là 7.783.393 Mỹ kim, trong khi đó cả thế giới giúp Nhật Bản trong vụ nầy lên đến 520 Tỷ Yen (tương đương gần 7 tỷ Mỹ kim). Hoàn toàn không thấy đóng góp của cộng đồng người Việt hải ngoại trong danh sách hàng ngàn NGO và các hội từ thiện trên thế giới.
Vậy mà bà con chúng ta thường nói với nhau rằng: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”!
Bão Harvey tại Texas tháng 8/2017 – Gần đây nhứt, qua cơn bão Harvey nầy, bà con vùng Houston và phụ cận ghi nhận những đóng góp hết sức tích cực của Cộng đồng Người Việt Quốc gia tại Houston và Vùng phụ cận, một số chùa, nhà thờ, thánh thất Cao Đài, cơ sở Hòa Hảo…đã làm một nghĩa cử …lá lành đùm lá rách rất đáng khen. Cũng không quên những cá nhân đơn lẽ âm thầm phụ giúp nạn nhân lũ lụt ở những vùng nhỏ, hẽo lánh, nơi chánh quyền chưa vói tới.
Nhưng thử hỏi, chúng ta cũng vẫn là “Người Việt giúp Người Việt”.
Xin bà con người Việt hải ngoại nhứt là tại Hoa Kỳ, dù qua đất nước tạm dung nầy dưới bất cứ lý do gì cần hiểu là Hoa Kỳ chính là nơi cưu mang chúng ta từ những ngày đầu tiên, giúp chúng ta hội nhập vào xã hội mới, có một đời sống ổ định và con cái có một nền giáo dục khai phóng cùng một hệ thống bảo vệ sức khỏe tương đối hoàn chỉnh.
Vì những lý do trên, tại sao chúng ta không MỞ RỘNG bàn tay hơn nữa để chia sẻ nỗi đau của nạn nhân người bản xứ không kể đến màu da, sắc tộc?
Hy vọng trong những thiên tai sắp tới (người viết mong là không xảy ra), bà con Việt sẽ tích cực hơn và ưu ái hơn trong việc giúp đở nạn nhân tại Hoa Kỳ…
Mong lắm thay!
3- Vậy quý vị làm từ thiện nghĩ sao?
Chúng ta ĐÃ LÀM cho Việt Nam hiện tại rất nhiều, bằng nhiều cách tùy theo từng nhóm, chẳng hạn giúp xây các cơ sở tôn giáo, xây viện mồ côi, công tác khám bịnh, đào giếng v.v…, không kể việc đổ tiền vào cứu trợ mỗi khi có thiên tai như nhà cháy, lũ lụt, bão tố…Đặc biệt thành phố Houston, còn gọi là …thành phố Tình nồng,  có thể nói là nơi “mở rộng hồ bao” giúp rất nhiều, không cần suy xét, động não để tự hỏi…những hành động kêu gọi đóng góp đó có thực sự là “làm từ thiện” hay không?
Hoặc chỉ là tiếp tay cho những thành phần xấu, hay hơn nữa chỉ là làm thay cho CSBV?
Thử hỏi, phải chăng, những việc trên đây có phải là bổn phận và trách nhiệm của những người đang quản lý đất nước, tức CS Bắc Việt?
4- Và CS Bắc Việt đã làm gì?
Mỗi khi có thiên tai, CS Bắc Việt chỉ cần “xách bị ăn mày, xin ông đi qua, xin bà đi lại”, và bà con chúng ta lại mở lòng cứu giúp, vì họ “dạy bảo” rằng chúng ta hôm nay là “khúc ruột ngàn dặm” của họ, mà trước kia họ đã nói rằng chúng ta chỉ là đám “ma cô, đĩ điếm, đám ngụy liếm gót giày đế quốc”.
Vì vậy, rốt ráo lại, Bà con làm từ thiện nghĩ sao?
Đầu năm 2003, cá nhân chúng tôi đã cảnh báo tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở ĐBSCL sau khi phân tích trên 200 mẩu nước lấy từ Bắc chí Nam, nhưng chỉ một ngày sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSBV thời bấy giờ, Phan Thúy Thanh đã kết án chúng tôi trên BBC là vô cảm với 300.000 nông ngư dân. Họ phủ nhận sự thật đó vì họ sợ ảnh hưởng đến việc mới vừa giao thương với Hoa Kỳ, và vì Việt Nam mới vừa được phép xuất cảng tôm cá vào Hoa Kỳ!
Vậy thử hỏi, CSBV có vô cảm với việc ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của 300.000 nông ngư dân và ảnh hưởng đến sức khỏe của 25 triệu bà con ở đồng bằng sông Cửu Long hay không?
Và ảnh hưởng đó kéo dài cho đến ngày hôm nay (2018) với việc hạn hán và ngập lụt bất thường, nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất độc hại và nhứt là arsenic (thạch tín) cùng những vấn nạn ảnh hưởng lên sinh kế của người dân…
Sự thực là Bà con chúng ta đang giúp Việt Nam quá nhiều, nhưng giúp nước Mỹ, nơi cưu mang chúng ta, quá ít, nhưng lại tiếp tục muốn nước Mỹ và thế giới ủng hộ công cuộc chúng ta đấu tranh giải thể CSBV!
Bà con có nghĩ rằng MÌNH đã làm đủ bổn phận của một “công dân Hoa Kỳ” là tuân hành luật pháp, đóng thuế, có nhiều thanh niên đi lính làm nghĩa vụ công dân… nhưng dường như bà con chúng ta sống trên đất Mỹ như một người tình của nữ thi sĩ TTKh là “tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời”.
Hầu như bà con chúng ta hoàn toàn không lưu tâm đến những gì xảy ra cho đất nước tạm dung nầy (người viết muốn nói “chúng ta” là một số đông gồm cả chính bản thân người viết).
Vì thế:
  • Xin đừng làm những “người khách trọ vô tình”. Xin chia sẻ những gì xảy ra cho nước Mỹ, cho môi trường sống chung quanh mình.
  • Xin được sống làm người tử tế, lương thiện, văn minh và có tấm lòng với người bản xứ cũng như với bà con cật ruột của mình.
  • Xin đừng để những lời trách móc xảy ra nữa, như lời của TT Bush hay bất cứ lời của người bạn bản xứ nước mình đang cư ngụ.
  • Và sau cùng, xin Bà con chúng ta chấm dứt những việc làm “từ thiện tiếp tay với CSBV”. Việc làm sẽ là những mũi tên bắn vào CSBV, tiếp tay cho cuộc cách mạng bất tuân dân sự đang xảy ra ở Việt Nam.

Mai Thanh Truyết
Trích từ sách Lối thoát cho Việt Nam (2018)

Phụ lục: Trích góp ý trên Dân Làm Báo

·         luumanhcongtu  21 minutes ago
Những tay Vịt Kiều về quê làm từ thiện để lấy le! Nuôi Nô Cộng sống thêm lâu hơn.

Thumbnail
Đồng ý với tác giả.
Dân Việt "hy sinh" mỗi người một lon bia, đủ cứu tế nạn nhân bão lụt và các loại thiên tai khác.
NVHN nuôi vc trong xứ, làm giùm cho vc những việc cs Hà nội phải làm.
Đó là hành động tình cảm và ngu muội (nói thẳng, ai ghét thì ghét)
Chưa kể miệng hô hào chống cộng, nhưng năm nào cũng đi VN thăm vợ bé, gái đĩ rẻ tiền, mua đồ lậu và buôn lậu.
·          
·         Mần Ruộng  6 minutes ago
Phần đông (majority) dân Vn ở Mỹ khg hiểu hết nghĩa của "give and take". Chỉ "me,me and me only".
Chửi là đúng rồi
Ngay cả đi chùa.......Đồ chùa khg ăn uống.
Đất tạm dung?
Thật ra cũng có người sống ở Mỹ và họ từ chối nhập quốc tịch Mỹ. Họ vẫn giữ nguyên tư cách tị nạn từ ngày họ được chấp nhận cho tạm trú đất Mỹ như là nơi ẩn náu asylum đúng nghĩa. Những người này đúng là họ xem nước Mỹ chỉ là nơi ở tạm. Họ chờ một ngày VN tự do không VC nữa thì họ trở lại khôi phục quê hương VN.
Tôi khâm phục họ. Nhưng thật tình tôi cũng không rõ thành phần phần này hiện tại được bao nhiêu % trong số người gốc Việt ở Mỹ ??? Nên nhớ, một khi là người tị nạn CS thì quý vị KHÔNG được có hành động và việc làm trái lại ý nguyện của mình là tị nạn, đây là luật, thí dụ như tự ý về lại VN ăn chơi hay du lịch, không có lý do chính dáng.
Theo chổ tôi biết người Việt định cư ở Hoa Kỳ vì lý do tránh VC, đã làm đơn xin vào quốc tịch Mỹ gần hết. Người Mỹ họ được giáo dục rằng cái gì tự nguyện làm không ai bắt buộc thì cái đó là tự do. Khi đã là tự do trong ý thức và hành động thì tự nhiên phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm chuyện mình làm.
Tóm lại, nếu quý vị vẫn xem đất Mỹ là một asylum - nơi ẩn náu, tạm lánh nạn chờ ngày về lại VN, Ok. Bằng như quý vị chọn Hoa Kỳ là quê hương thì là QUÊ HƯƠNG THIỆT, chẳng tạm dung tạm diếc gì cả.
Câu hỏi đặt ra là, có bao nhiêu người gốc Việt sẵn sàng bỏ nước Mỹ trở lại VN làm người công dân VN khi không còn VC ???
Cái này không có tôi. Và hình như cả người Nga lưu vong sang Mỹ trước đây thời CSLX, đến bây giờ hết Lenin hết Stalin rùi thì người Nga cũng cứ ở lại Mỹ hổng chịu dzìa Nga là sao ??? Ha ha ha !!!
Thumbnail
Năm Nổ  an hour ago
Bà con có nghĩ rằng MÌNH đã làm đủ bổn phận của một “công dân Hoa Kỳ” là tuân hành luật pháp, đóng thuế, có nhiều thanh niên đi lính làm nghĩa vụ công dân… nhưng dường như bà con chúng ta sống trên đất Mỹ như một người tình của nữ thi sĩ TTKh là “tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời”.
Đứng núi này trông núi nọ
Thật ra, sống trên dất Mỹ, là công dân Mỹ thì mặc nhiên quý vị PHẢI thi hành các trách nhiệm một công dân. Quý vị phải dóng thuế lợi tức hàng năm, quý vị phải chấp hành luật lệ nơi quý vị sống và làm việc. Quý vị không được uống rượu lái xe, không được hút thuốc trên xe bus v.v...
Tuy nhiên, xét về mặt tình cảm thì hình như người Việt ở Mỹ (45 trở lên, không sinh ra tại Mỹ) họ vẫn còn "nặng nợ" với VN (và cả với VC) hơi bị nhiều, nhiều khi lấn lướt luôn tình cảm dành cho nước Mỹ mà mình đang sống đang làm việc và đang hưởng môi trường tự do, an toàn và lành mạnh.
Người Việt dạng này sống trên đất Mỹ với sự mâu thuẫn nào đó. Họ "đau đáu" với dân oan VN, với "biển đảo" lưỡi bò VN (tốt thôi) nhưng đùng một cái bị mất dốp ở Mỹ (thí dụ) thì thử hỏi cái nào khiến họ sẽ "trăn trở bức xúc" hơn đây ??? Ha ha ha !!!
Thumbnail
o     Năm Nổ  an hour ago
Từ thiện tại VN, thiện nhỏ mà ác lớn
Có người lý luận rằng làm từ thiện thì đừng suy tính. Cho người ăn mày tiền thì đừng tìm hiểu xem tiền đó đi về đâu sẽ mất ý nghĩa việc làm từ thiện vốn mang tính ý thức tương trợ thuộc về tình thương nhân loại.
Đúng. Nhưng quý vị cũng nên thử tìm hiểu việc làm này trong phạm vi và bối cảnh VN dưới sự cai trị độc tài và toàn trị của VC. Có thật quý vị đem tiền về VN để cho trẻ em nghèo, chữa bệnh người nghèo, xây chùa cất nhà thờ cho tôn giáo v.v... quý vị không cần "thông qua" sự hướng dẫn và tổ chức của Mặt Trận Tổ Quốc VC chẳng hạn ?
Quý vị cũng nên nhớ, chính quyền một nước có nhiệm vụ bắt buộc làm những việc thuộc an sinh xã hội và cứu trợ, giúp đở cho chính đồng bào của họ trước nhất. Ngay cả trong rường hợp quốc gia gặp tai họa thiên nhiên lớn, nhiều nước khác tỏ ý chi viện giúp đở thì quốc gia đó cũng tùy trường hợp nhận hoặc không nhận.
Như vụ Thái Lan vừa qua với 13 em thiếu niên bị kẹt trong hang động mưa lũ, Hoa Kỳ đề nghị gởi toán người nhái tinh nhuệ và dụng cụ kỹ thuật sang giúp, Thái Lan trả lời xin nhận dụng cụ còn việc thợ lặn vào bên trong Thái Lan tự lo làm được.
Cho nện việc cúa VN cứ để cho VC lo lắng vì đó là trách nhiệm của nó, quý vị vào nhiều khi "đại gia"(giàu hơn VK nhiều) ở VN không có chổ làm từ... thiện thì sao ???
Thumbnail
Đại gia VN: Dziệc Kìu 3 cọc 3 đồng đi chổ khác chơi !

Năm Nổ ơi anh nói còn thiếu 1 chút xíu đó nhe. Ai cũng biết một cơ quan từ thiên nào ở Mỷ củng đươc phép lấy tối đa 25% tới 35% tiền quyên góp được cho chi phí. Thí dụ một cơ quan từ thiện nào đó nếu họ quyên góp được 1 triệu đô la họ sẻ lấy 250 ngàn, sau đó họ lại đem tiền quyên góp đưa cho một cơ quan từ thiện khác vì họ có cơ sở phân phát tới người cân giúp. Làm như vậy thì cơ quan sau lại lấy 25% của 750 ngàn. Nếu anh cho 1 đồng thì chỉ đến tay người cấn được giúp 55 cắt. Anh có biết cơ quan từ thiện nào lảm vậy chưa!


Mọi năm cứ bên VN gặp thiên tai bão lụt thì các chùa bên này hay kêu gọi Phật tử đóng góp từ thiện. Tới dân bao nhiêu phần trăm không biết chứ đảng ăn chận liếm láp quá nửa là thường.
Nhất định không để cs lợi dụng NVHN ơi.
o     
o    Nói sốc  Phóthườngdân  2 hours ago
VN gặp bão lụt, thiên tai, nếu mỗi người đang sống ở VN nhịn vài lon bia thôi để lấy tiền cứu giúp những nạn nhân thì cũng chẳng cần đến NVHN đóng góp làm gì. Nhưng mà có tiền của NVHN đổ về để rủng rỉnh mua thêm bia, uống nửa ly nửa kia đổ bỏ cho nó sang, thì ngu hay sao mà không kêu gọi họ làm từ thiện giúp VN. Cứ mỗi lần có thiên tai, đảng viên và cán bộ nhà nước lại có thêm mớ đô-la từ thiện bỏ túi.