Lượm
trên mạng vài quan điểm về sự phi toàn cầu hóa vì việc áp đặt “tòn cầu hóa” của
nhóm quyền lực ngầm trên thế giới đã tạo ra sự xáo trộn toàn xã hội o83 khắp
nơi.
Phải
chăng đã đến lúc cần “xoay trục” trở về các nến dân chủ áp dụng trong từng điều
kiện đặc thù của mỗi quốc gia cá biệt?
Thế giới đang “phi
toàn cầu hóa”
Xu hướng bảo hộ kinh tế của
chính quyền Trump phản ánh một xu thế sâu xa, được Le Monde ghi nhận trong phụ
trương kinh tế, với bài “Phi toàn cầu hóa đang diễn ra”. Dấu hiệu mới nhất, theo Le Monde, là báo cáo
của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (Cnuced/ UNCTAD), công
bố hôm 6/6, theo đó, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sụt giảm mạnh (gần 500 tỉ so với
2007), cùng lúc với lợi nhuận do đầu tư mang lại cũng giảm (6,7% so với 8,1%
năm 2012).
Hội thảo về “Rạn
rứt lớn của nền dân chủ”
Về cuộc khủng hoảng hiện nay ở
phương Tây, Le Figaro - cùng Fondation Tocqueville và cơ quan tư vấn Mỹ
Atlantic Council - tổ chức một hội nghị khoa học lớn hôm nay, với tên gọi “Nền
dân chủ phương Tây thế kỷ XXI”, được sự tham gia của 150 nhà tư tưởng Pháp và
quốc tế hàng đầu. Một trong các điểm được nhấn mạnh là sự rạn nứt trong nội bộ
các xã hội dân chủ, giữa một bên là giới tinh hoa và bên kia là dân chúng.
Giới tinh hoa, mà nhà tiểu
luận người Anh David Goodhart mệnh danh là nhóm Anywhere, chiếm khoảng 20 đến 25% dân số, với học vấn cao
hơn, khả năng di động dễ dàng, là nhóm được hưởng lợi trong quá trình toàn cầu
hóa, cũng là những người ủng hộ tiến trình này. Ngược lại là nhóm Somewhere, chiếm khoảng
50% dân số, sống gắn với các truyền thống, giá trị, với một vùng đất nhất định.
Nhóm này được coi là những người bị thua thiệt trong toàn cầu hóa.
Nhà báo Brice Couturier thì
lưu ý đến hai mặt trận mà “các nền dân chủ tự do” phải đối mặt. Một
bên là các chế độ “dân chủ phi tự do”, nhân danh đa số
mà tấn công vào các quyền tự do cá nhân và Nhà nước pháp quyền, và bên kia là
các chế độ độc đoán nhân danh tự do, nhân danh “các định chế (được coi là)
hoàn toàn độc lập và mang tính kỹ thuật” (Đây là trường hợp Hoa
Kỳ hiện nay dưới thời TT Joe Biden), để đưa ra các quyết định chính trị không chịu “sự kiểm soát của
các thể thức dân chủ”. Liên Hiệp Châu Âu bị nêu ra như một ví dụ.
Liên quan nhiều chiều giữa
hai nguyên lý “dân chủ” và “tự do”, khi thì phối hợp, nhưng “đôi khi” đối lập với nhau, là một vấn đề cổ điển của
chính trị học, đó là lưu ý của nhà triết học Pháp Marcel Gauchet. Câu hỏi đặt
ra là làm thế nào để phối hợp quyền của cá nhân với quyền tập thể, của đa số,
cụ thể như trong lĩnh vực di dân tị nạn, được coi là một trong các thách thức
hàng đầu của Liên Âu.
No comments:
Post a Comment