Phần V
- Con Đường Việt Nam Cần Đi
Qua các kinh nghiệm từ cuộc “tổng biểu tỉnh” ngày 10/6/2018, chúng ta đã thấy, ngoài những cuộc chạm trán giữa công an, CSCĐ, côn an, và quân đội (ở Phan Rí ngày 11/6) và Cty giày da Pouchen, Tân Lập. Nghe nói cũng có sự hiện diện của biệt kích chống biểu tình của TC nữa…
Vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để nuôi dưỡng, tiếp tục khơi động liên tục những cuộc xuống đường khắp nơi như trường hợp cách mạng ở Đông Đức năm 1989?
Đó là vấn đề của tất cả chúng ta trong và ngoài nước.
Có những khó khăn mà dân chúng và tuổi trẻ Việt chạm phải và có thể bị mất đi cao trào cách mạng đang dâng lên và có nhiều xác suất nhấn chìm đảng CSBV. Ba vấn nạn chính nhằm liên tục biểu tình bất tuân dân sự ở Việt Nam là:
·
Người
Việt trong nước chưa có hậu phương yểm trợ đúng mức và ở quá xa, không giống
như Tây Đức. Đó là người Việt hải ngoại;
·
Người
Việt hải ngoại chưa thực sự đóng vai trò “hỗ trợ tích cực” trong công cuộc tiếp
sức với người trong nước vì: - Còn phân tán, chia rẻ, nghi ngờ, - Chưa định
hình cụ thể mục tiêu và phương pháp tranh đấu cùng phối hợp trong-ngoài, -
Chính cá tính tự cao, tự tôn, cao ngạo cố hữu của đa số làm cho cuộc các tập hợp
thành một khối rất khó khăn;
· Nghị quyết 36 đã làm lũng đoạn hàng ngũ người Việt hải ngoại.
Nếu nhận thức được những khuyết điểm trên, người Việt hải ngoại có thể điều chỉnh được và sẽ đóng góp tích cực hơn trong những ngày sắp tới. Nên nhớ, người Việt hải ngoại cũng là một thành tố của dân tộc, cũng dự phần trách nhiệm và bổn phận trước cơn quốc phá gia vong nầy.
Nhận định
Chúng
ta đã rõ, 5 với 5 chẳn 10 thì căn bịnh mãn tính của tất cả các chế độ độc tài
trên thế giới là đàn áp người dân, để rồi dẫn tới bạo loạn. Đây mới chính là
nguyên nhân chính yếu cho câu chuyện tổng biểu tình, đình công hàng loạt ngày
10/6. Vì vậy, CSBV không được đổ lỗi cho người dân, không vũ khí gây rối, làm mất
trật tự xã hội, hay bạo hành gây ra đổ máu như nhận định của Vũ Đông Hà:” Chính bạo quyền cộng sản mới là
phía kích động bạo lực. Đảng CSVN mới chính là cái nôi, là nguồn cơn, là thủ phạm
của mọi bạo động trên đất nước này. Không ai khác, tập đoàn cộng sản là những kẻ
đã dùng bạo động làm phương châm và kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong suốt thời
gian tồn tại của họ”.
Vận nước đã đến rồi - Thế nước đã tới nơi!
Hiểm họa mất Nước gần kề trong gang tấc!
· Đừng
nghe theo kế "HOÃN BINH" của TT CS Nguyễn Xuân Phúc sau ngày
10/6/2016 dời ngày cho thuê ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc xuống
còn 70 năm. Xin thưa, 1 ngày cũng không được mất một tất Đất của Tiền nhân.
· Đừng nghe theo lịch trình dời ngày cứu xét của CT Quốc hội VC Nguyễn Thị Kim Ngân.
Qua các sự kiện kể trên và sự phân tích cuộc tranh đấu bất bạo động qua hình thức bất tuân dân sự của Gene Sharp đã nói lên một thực trạng rõ ràng của xã hội Việt Nam hiện nay:
· Người
dân không còn gì để sợ hãi nữa vì đã bị đẩy vào tận chân tường rồi;
· Chủng tử sợ đó đã được chuyển tải qua những cán bộ, đảng viên tư bản đỏ và các nhóm lợi ích cùng tập đoàn “thực dân mới” Trung Cộng đang hiện diện trên 49 địa điểm chiến lược quan trọng từ Bắc chí Nam.
Vì vậy,
người con Việt ngày nay không còn gì để mất nữa. Mỗi người trong chúng ta chỉ
còn quyết tâm đứng lên áp dụng những chiêu thức trong cuộc cách mạng bất tuân
dân sự nêu trên.
· Việc thành lập các Đặc khu kinh tế của
CSBV là một hành động bán nước với một kế hoạch khôn khéo được thực hiện từng
bước một qua Hiệp định Thành Đô ngày 3-4/9/1990;
· Biến các nơi nầy thành khu tự trị, một
quốc gia trong một quốc gia;
· CSBV thể hiện tinh thần “thà mất nước
hơn mất đảng”.
Trong lúc bà con trong nước đang chịu đựng sự đàn áp dã man của CSBV qua sự tiếp tay của quân lính TC, trong lúc máu đã đổ khắp nơi, trong lúc bà con toàn tỉnh Bình Thuận bị cô lập, không điện không nước và đang bị cộng quân bao vây, chúng ta, những người con Việt hải ngoại phải làm gì?
Câu hỏi nầy đặt ra cho tất cả chúng ta vì mỗi người trong chúng ta đều gánh chung phần trách nhiệm và bổn phận đối với Đất và Nước như bà con ở trong nước.
Nên nhớ,
nguyên nhân sâu xa của cuộc “nổi dậy” của người dân Phan Rí, Bình Thuận ngày 9
và 10/6 vừa qua là do 4 nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân I, II, III, và IV. Chính 4
nhà máy nầy làm cho đời sống người dân cơ cực hơn nữa vì:
· Khói bụi nhà máy làm cho toàn vùng không còn nơi canh tác nộng nghiệp nữa, đất đai trở nên hoang hóa.
Vào năm 2015, người dân nơi đây đã từng ngăn chận quốc lộ I trong hai ngày và có bạo động cùng với côn an, cảnh sát cơ động. Kết quả là có trên 30 người đã bị bắt cho đến nay.
Mười năm qua, các rừng đầu nguồn (trên 5000 Km2) đã bị bán, 18 Đặc khu kinh tế với trên 10,000 Km2 cũng đã bị cho thuê 70 hay 99 năm, bây giờ lại thêm 3 Đặc khu đang thành hình, cộng thêm khắp nước với trên 313 Khu chế xuất (theo thống kê 2017), Khu công nghiệp với biết bao nhiêu Cty TC ngang nhiên có mặt.
Kết luận, ngoài việc tranh đấu chống luật An ninh mạng và luật Đặc khu kinh tế, bây giờ là lúc chúng ta phải trực diện đập tan tập đoàn bán nước Trọng Phúc, Bình, Huệ, tứ trụ của Đảng CSBV, là các thái thú biết nói tiếng Việt của TC và là nguyên nhân của việc bán đứng cho Tàu đất đai của cha ông để lại.
Xin tất cả chúng ta cùng động não…để cùng quyết tâm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV, để từ đó, công cuộc Hán hóa của TC sẽ bị triệt tiêu ngay.
Chúng ta chỉ còn một con đường SỐNG MÁI với CSBV mà thôi.
Không còn con đường nào khác nữa BÀ CON ơi!
Thay lời kết
Qua các phân tích trên đây, hy vọng từ đó chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục truy tìm một sinh lộ mới cho Việt Nam.
Về phía Trung Cộng, có những mặt chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội đang xảy ra trong điều kiện không thuận lợi cho nước nầy, từ đó chúng ta có thể vận dụng để làm suy yếu hay triệt tiêu được sức mạnh “Hán hóa” của Trung Cộng. Đó là:
· Về
Kinh tế: Tiếp tay vận động cuộc tầy chay đi du lịch
“ngắm cảnh” TC và tẩy chay hàng hóa do TC sản xuất dưới bất cứ hình thức nào, từ
thực phẩm, thuốc men, vật dụng dùng trong nhà, quần áo, sản phẩm làm đẹp cho phụ
nữ…Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển tải những
thông tin cho bà con ở hải ngoại và quốc nội. Xin bà con hãy cùng tiếp tay đẩy
mạnh chiến dịch nầy.
· Về
chính trị: Hãy cùng phối hợp và hợp tác với chính phủ lưu
vong Tây Tạng do một tiến sĩ trẻ, giáo sư Đại học Harvard, không liên quan gì đến
nạn quốc phá gia vong ở Tây Tạng vì năm 1959, khi mất Tây Tạng, ông chưa sinh
ra. Đó là Thủ tướng Lobsang Sangay, sinh năm 1968.
· Về xã
hội: Hiện tại có thể nói, xã hội trong nội địa nước Trung Hoa
có nhiều biến chuyển không thuận lợi. Người dân Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương đang đứng
lên đòi độc lập tích cực hơn qua cuộc đổ máu làm hàng tram người chết xảy ra ở
nhiều tỉnh ở TC. Nhiều tỉnh và thành phố từ Vân Nam đến Quảng Châu, các cty điện,
cộng đoàn taxi, cty vận tải v.v…đồng loạt biểu tình. Và quan trọng hơn cả là
phong trào sinh viên, học sinh ở Hong Kong bãi khóa đòi bầu cử công bằng và tự
do năm 2015.
· Trường
hợp Giáo sư Ilham Tohti bị kết án chung thân cũng là một «tiếng
nói độc lập duy nhất dám bày tỏ quan điểm chống lại chính sách đồng hóa cưỡng bức
– về dân cư, về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo – của đảng Cộng sản Trung Hoa đối
với 10 triệu cư dân Duy Ngô Nhĩ và nhiều ‘‘sắc tộc thiểu số’’ sống lâu đời tại
vùng Tân Cương». Báo Libération lý giải vấn đề nầy như sau: «cách hành xử mang
tính thực dân mới này là mảnh đất tốt cho các bạo lực giữa các sắc tộc ngày
càng dữ dội» tại miền viễn tây TC. Để chống lại các cuộc tấn công mang tính khủng
bố, Bắc Kinh đã trả đũa «bằng các cuộc đàn áp bằng quân đội, thường kết thúc bằng
việc bắn vào đám đông, hay bắt bớ hàng loạt».
Về
phía Việt Nam
"Tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một
sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được Trung Cộng lâu nay
thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được
tăng mạnh mẽ do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSBV. Một
chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc:
·
Nó
biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp
nối tham vọng của Đại Hán Trung Cộng.
·
Nó
bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất nước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao
đời gìn giữ và tô bồi”.
·
Chúng ta cần phải liên lạc, theo dõi diễn
tiến của các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền của những người như Lưu
Hiểu Ba (Nobel Hòa bình 2010), Hồ Giai, Ngải Vị Vị cùng Hiến Chương 08 qua Bản
Tuyên Ngôn đầu tiên gồm 350 chữ ký của các nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng
nhằm mục đích thúc đẩy cải cách chánh trị và dân chủ cho Trung Hoa. Người Tây Tạng
trực diện tranh đấu cho độc lập Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên (có 5% dân số Tây Tạng),
cũng như người Hồi Hột tranh đấu cho Tân Cương ở tỉnh Vân Nam (có 10% dân số
trên 46 triệu người dân trong tỉnh). Cũng không quên nhắc đến phong trào Pháp
Luân Công ở cùng khắp mọi nơi trong nước Tàu tranh đấu cho tự do tôn giáo và bất
công xã hội.
· Các phong trào trên chính là những ngòi nổ cho việc biến Trung Cộng trở thành “Đông Châu Liệt Quốc”. Và một khi TC bị xé tan thành nhiều mảnh, CS Bắc Việt, thái thú biết nói tiếng Việt của TC sẽ không còn “hậu phương” lớn làm điểm tựa, dĩ nhiên ngày tàn của chế độ sẽ không còn xa sau đó.Tất cả các phối hợp đấu tranh trên nhằm mục đích đẩy mạnh sự xáo trộn xã hội, kinh tế của TC; từ đó tiến trình mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền của TC sẽ được rút ngắn, vì sẽ không còn một quốc gia Trung Quốc Vĩ đại nữa.
· Về Xã hội: Người Việt quốc nội và hải ngoại còn có khả năng kết hợp với các NGO trong lãnh vực môi sinh như Oxfam ở Hong Kong và Hà Nội, một cơ quan phi chánh phủ quốc tế tranh đấu cho sự nghèo đói, bất công xã hội, và môi trường để cùng nói lên tiếng nói chung nhằm đánh động dư luận và lương tâm thế giới.
Hiện nay, nạn Hán hóa hay Bắc (Trung Cộng) thuộc lần thứ 5 đã và đang lừng lững hiện diện trên hơn 49 tụ điểm có hơn 1.000 người Trung hoa lục địa, và đang tiếp tực tăng trưởng. Với các “phải chăng” trên đây, 60% tuổi trẻ trong nước cùng sự yểm trợ của những người con Việt hải ngoại cần có thái độ và hành động tích cực hơn nữa để xóa tan mắt xích nô lệ nầy do các Thái thú nói tiếng Việt của nhóm Bắc kỳ đỏ.
Làm con người, tuổi trẻ chúng ta ngày hôm nay cần phải tranh đấu không khoan nhượng cho dân chủ, tự do, nhân quyền cho Đất và Nước. Cuộc tranh đấu giữa thiện và ác, giữa lành mạnh và độc hại, giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do và cộng sản… không bao giờ dứt. Tuổi trẻ hôm nay, trong và ngoài nước, chính là những người đang làm lịch sử, mang sứ mạng xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản và độc tài của CSBV.
Không còn con đường nào
khác cho TUỔi TRẺ Việt Nam!
Tuổi trẻ Việt Nam hãy thực hiện lời nói của Cố Tổng thống Thomas Jefferson là:” Every Generation needs a new REVOLUTION”.
Bán
nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ghi nhận:”Thực dân Pháp ngày xưa đàn áp dân ta vì không phải là đồng
bào, đồng chủng. Nhưng họ vẫn còn có tình đồng loại, vẫn có niềm tin tôn giáo
nào đó, ý thức danh dự trong lương tâm và nỗi e ngại công luận quốc tế, nên
không đến nỗi tàn độc. Nhưng đối với người CS duy vật vô thần và quốc tế vô sản,
thì lương tâm, danh dự, ý thức quốc gia, tình tự dân tộc, máu chảy ruột mềm là
hoàn toàn vô nghĩa. 73 năm tội ác đã chẳng đủ rồi sao?”
Niềm
hy vọng qua trích đoạn trên internet qua nhận định về phim “The Vietnam
War”:“The US uses 10 years to design the death of South Vietnam. Ken Burns and
Lynn Novick use 10 years with 30 million dollars to design the death of her
legitimacy. The South Vietnam ’s fate is born to die. But her death created the
Vietnam diaspora which will become the resurrection of VietNam.” Chính phủ Hoa Kỳ
mất 10 năm để tạo dựng (Việt Nam Cộng Hòa), rồi giết đi (ngày 30/4/1975). Ken
Burns và Lynn Novick đã mất 10 năm với 30 triệu mỹ kim để hợp pháp hóa cái chết
đó. Số phận của miền Nam Việt Nam là sinh ra để chết. Nhưng cái chết đó lại
phát sinh ra một Việt Nam diaspora lưu vong có khả năng làm cho Việt Nam phục
sinh”.
Mai
Thanh Truyết
Nhóm
Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Houston
– 11/02/2022
Làn
sóng biểu tình lan đến Thượng Hải, sau Urumqi và Bắc Kinh
6 giờ
trước
Từ
sáng sớm Chủ Nhật hôm nay 27/11, biểu tình phản đối chính sách phòng dịch cúm
Vũ Hán (COVID-19) đã sôi sục ở Thượng Hải. Vụ hỏa hoạn chết người ở tận Urumqi
xa xôi tối hôm 24/11, đã kích nổ dân chúng Trung Quốc, dẫn tới làn sóng biểu
tình các nơi. Bắt đầu là biểu tình rất lớn ở Urumqi, sau đó là một số biểu tình
nhỏ hơn ở Bắc Kinh, và nay lan tỏa tới Thượng Hải, theo Reuters đưa tin.
Tại
Thượng Hải, thành phố đông dân nhất và cũng là trung tâm tài chính của Trung Quốc,
người dân đã tập trung vào tối thứ Bảy để cầu nguyện tại đường Wulumuqi của
thành phố, đường phố được đặt tên theo “Urumqi”. (Ảnh chụp màn hình video)
Tại
Thượng Hải, thành phố đông dân nhất và cũng là trung tâm tài chính của Trung Quốc,
người dân đã tập trung vào tối thứ Bảy để cầu nguyện tại đường Wulumuqi của
thành phố, đường phố được đặt tên theo “Urumqi”, nhưng sau đã biến thành một cuộc
biểu tình vào đầu giờ sáng Chủ Nhật hôm nay.
“Dỡ
phong tỏa Urumqi! Dỡ phong tỏa Tân Cương! Dỡ phong tỏa Trung Quốc!” đám đông
hét to ở Thượng Hải, theo một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội.
Có
lúc, một nhóm lớn bắt đầu hô to: “Đả đảo Trung Cộng! Đả đảo Tập Cận Bình! Trả tự
do cho Urumqi!”, theo các nhân chứng và video. Đây có thể nói là trong một cuộc
biểu tình lớn công khai hiếm hoi chống lại giới lãnh đạo Trung Quốc.
Một
nhóm rất đông cảnh sát bám sát đoàn biểu tình và thỉnh thoảng cố gắng giải tán
đám đông.
Vụ hỏa
hoạn hôm thứ Năm khiến hàng chục người thiệt mạng trong một tòa chung cư ở
Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của dư luận khi
nhiều cư dân mạng chỉ ra rằng dân chúng không kịp thoát ra ngoài vì tòa nhà đã
bị phong tỏa một phần theo chính sách zero-COVID. Giới chức Trung Quốc công bố
khoảng 10 người thiệt mạng trong vụ này, nhưng các nguồn tin khác cho hay số
người thiệt mạng có thể là khoảng 40 người.
TQ:
Chung cư bị phong tỏa gặp hỏa hoạn, hàng chục người thiệt mạng
Trung
Quốc đang vật lộn với các ca nhiễm dịch Vũ Hán COVID gia tăng, dẫn đến việc
phong tỏa và các hạn chế khác ở các thành phố trên cả nước. Chính sách
zero-COVID này của Bắc Kinh hiện vẫn được chính quyền ĐCSTQ kiên trì, mặc dù
các nơi khác toàn thế giới đã lần lượt gỡ bỏ dần các giới hạn liên quan đến đại
dịch này.
Nhiều
người ở Bắc kinh biểu tình, hô “không muốn xét nghiệm, muốn tự do”
Lý do
Trung Quốc kiên trì chính sách zero-COVID biểu trưng của Chủ tịch Tập Cận Bình,
vì cho rằng đó là cứu tính mạng và cần thiết để ngăn chặn nạn dịch khi hệ thống
chăm sóc sức khỏe hiện nay đã quá tải từ lâu. Các quan chức đã tuyên bố sẽ tiếp
tục với nó, bất chấp phản đối ngày càng tăng của công chúng và tác động ngày
càng xấu đến kinh tế.
Các
video từ Thượng Hải được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy
đám đông đối mặt với hàng chục cảnh sát và hô vang những khẩu hiệu như: “Hãy phục
vụ nhân dân!”, “Không cần mã y tế!”, “Chúng tôi cần tự do!”, v.v.
Rất
nhiều cư dân mạng xã hội đã đăng ảnh các biển báo đường Wulumuqi để bày tỏ ủng
hộ của mình đến những người biểu tình ở Thượng Hải, theo cách mà có thể né
tránh bộ máy kiểm duyệt của ĐCSTQ. Những người khác đã chia sẻ bình luận hoặc
bài đăng kêu gọi tất cả “các bạn trẻ dũng cảm” hãy cẩn thận. Có người đăng chia
sẻ kinh nghiệm, ví như những việc cần làm nếu cảnh sát đến và bắt đầu bắt giữ
người dân trong một cuộc biểu tình hoặc trong buổi tưởng niệm.
Toàn
quốc phẫn nộ
25 triệu
dân Thượng Hải đã bị phong tỏa trong hai tháng vào đầu năm nay, một thử thách
đã gây ra sự tức giận và phản đối.
Kể từ
đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã tìm cách nhắm mục tiêu nhiều hơn vào các
biện pháp hạn chế COVID của họ, nhưng nỗ lực đó đã bị thách thức bởi sự gia
tăng các ca nhiễm khi Trung Quốc phải đối mặt với mùa Đông đầu tiên với biến thể
Omicron có khả năng lây truyền cao.
Số ca
mắc bệnh của Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục trong nhiều ngày, với gần 40.000
ca nhiễm mới được các cơ quan y tế báo cáo vào Chủ nhật cho ngày hôm trước.
Vào tối
thứ Sáu, đám đông đã xuống đường ở Urumqi, hô vang “Dỡ bỏ phong tỏa!” và giơ nắm
đấm lên trời sau vụ hỏa hoạn chết người, theo các video lan truyền trên mạng xã
hội Trung Quốc.
Biểu
tình lớn nổ ra ở Tân Cương sau hỏa hoạn do phong tỏa gây chết người
Nhiều
người trong số 4 triệu cư dân của Urumqi đã phải chịu một số lệnh phong tỏa lâu
nhất của đất nước, bị cấm rời khỏi nhà của họ trong vòng 100 ngày.
Tại Bắc
Kinh, cách đó 2.700 km (1.700 dặm), một số cư dân bị phong tỏa đã tổ chức các
cuộc biểu tình nhỏ hoặc đối đầu với các quan chức địa phương vào ngày thứ Bảy về
các hạn chế đi lại, với một số người đã gây áp lực thành công để họ dỡ bỏ các hạn
chế trước thời hạn.
Một
video được chia sẻ với Reuters cho thấy cư dân Bắc Kinh ở một khu vực không xác
định được của thủ đô diễu hành quanh một bãi đậu xe ngoài trời vào thứ Bảy, hét
lên “Hãy dỡ bỏ phong tỏa!”
Chính
phủ Bắc Kinh đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận vào thứ Bảy.
Vài tuần
tới có thể sẽ là tồi tệ nhất ở Trung Quốc kể từ những tuần đầu tiên của đại dịch
đối, về cả phương diện kinh tế và sức khỏe. Theo phân tích của Mark Williams của
Capital Economics cho biết vào tuần trước, thì những nỗ lực ngăn chặn sự bùng
phát sẽ khiến chính quyền Trung Quốc buộc phải thêm các biện pháp phong tỏa cục
bộ ở nhiều nơi.
Thiên
Đức
No comments:
Post a Comment