Wednesday, September 14, 2022

 

Một vụ án đầy nghịch lý ở Việt Nam

 

 

Vào ngày 9/2/2022, Công an TP.Hà Nội loan báo rằng họ vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID, để điều tra hành vi trốn thuế. Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Ngụy Thị Khanh (46 tuổi, trú Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về hành vi "trốn thuế", quy định tại điều 200 bộ luật Hình sự. Vào thời điểm bị bắt, bà vẫn đang là Giám đốc GreenID. 

Bà Ngụy Thị Khanh được sinh ra năm 1976 trong một gia đình nông dân ở miền Bắc Việt Nam. Sau trung học phổ thông, bà Khanh theo học lịch sử, tiếng Pháp và ngoại giao và từng nhắm đến tương lai để trở thành một nhà ngoại giao.

 


Tuy nhiên, bà rất đam mê và nghiên cứu sâu về lĩnh vực môi trường trong những năm sau cùng ở đại học, và sau khi tốt nghiệp, bắt đầu làm về bảo tồn tài nguyên nước và phát triển cộng đồng cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ của Việt Nam. Vào năm 2011, bà thành lập Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh - GreenID nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, quản lý tốt hơn tài nguyên nước, không khí và phát triển xanh.

 

Bà đồng thời là thành viên sáng lập Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam, một mạng lưới gồm 11 tổ chức Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường và xã hội cùng hợp tác về các vấn đề năng lượng khu vực. 

Năm 2018, bà Khanh là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng Môi trường Goldman, giải thưởng lớn nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở. Truyền thông Việt Nam từng gọi bà là "anh hùng môi trường" qua công tác về kết nối mạng lưới môi trường, từ năng lượng xanh đến ô nhiễm không khí.

 Giải thưởng Goldman ghi nhận họ trao giải cho bà vì nỗ lực giúp Việt Nam loại bỏ được 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm. 

Theo báo The New York Times ngày 17/6 có bài viết dài về bà Khanh sau phán quyết của tòa án Việt Nam về tội “trốn thuế” của Bà. Bài báo còn bình luận thêm là:” "Nhiều nhà bảo vệ môi trường cho rằng việc truy tố bà Khanh, và các nhà hoạt động khác, gây nghi ngờ về cam kết của Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc ở Glasgow năm ngoái, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố sẽ loại bỏ tiêu thụ than vào năm 2040."



Trong quá khứ, Bà đã trả lời báo chí qua giải thích: "Con số 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide mà Ban Chấm giải ước tính là lượng phát thải tránh được khi Chính phủ cắt bỏ 20.000 MW nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Kết quả này không chỉ là nỗ lực của tôi mà còn của các đồng sự tại Green ID, nhiều chuyên gia và Bộ, ngành cùng cởi mở trao đổi đi đến đồng thuận." 

Bà giải thích thêm rằng, sở dĩ tôi lưu tâm đến khí thải carbonic phát thải từ các nhà máy than nhiệt điện vì bà ở gần một nhà máy trên, đã phải chịu đựng ô nhiễm và bụi do hoạt động của nhà máy này gây ra và chứng kiến nhiều người trong khu vực mắc bệnh ung thư. Nhưng có lẽ tôi và GreenID được nhắc đến là bởi chúng tôi đã theo đuổi đến cùng mục tiêu này và cũng là nhóm duy nhất đưa ra con số mục tiêu cần cắt giảm."

Phiên tòa ngày 17/6/2022: Theo tin tòa án, Bà Ngụy Thị Khanh bị điều tra, truy tố về tội danh kinh tế, cụ thể là vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế và đã thừa nhận hành vi này. Nhưng cũng cò một số ý kiến suy diễn cho rằng Ngụy Thị Khanh bị xử  hình sự vì những hoạt động và ý kiến liên quan đến biến đổi khí hậu là không có cơ sở và không đúng với bản chất của vụ việc. Tuy nhiên, Truyền thông Việt Nam không đưa tin về phiên tòa xét xử bà Khanh hôm 17/6.

Sau cùng, Tòa Án Nhân Dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 24 tháng tù giam đối với bà Ngụy Thị Khanh – cựu Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh Green ID về tội trốn thuế theo Điều 200, Bộ luật Hình sự.

Thay lời kết

Theo tìm hiểu trên mạng, trong quá khứ, không riêng Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới cũng có những quy định hết sức chặt chẽ liên quan đến việc trốn thuế. Trên thế giới, những người nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực bị bắt, bị phạt về tội trốn thuế không phải là chuyện hiếm gặp. Ví dụ như trường hợp năm 2017, một công tố viên tại Tây Ban Nha đã cáo buộc Cristiano Ronaldo 4 tội trốn thuế về tiền bản quyền hình ảnh trong khoảng thời gian gắn bó với Real Madrid từ năm 2011 tới 2014 với tổng số tiền lên tới 14,7 triệu euro. Cầu thủ bóng đá Lionel Messi cũng bị kết án 21 tháng tù treo do 3 lần trốn thuế từ khoản thu nhập 4,1 triệu euro bản quyền hình ảnh từ năm 2007 đến 2009.

Điều đó cho thấy rằng, bất kể ở quốc gia nào, nếu trốn thuế, phạm pháp thì phải chịu các biện pháp xử phạt tương ứng.

Nhưng trường hợp Bà Ngụy Thị Khanh thì khác hẳn. Bà đã có môt quá trình hoạt động cho việc bảo vệ môi trường chung có tính cách quốc tế nhiều năm qua. Và bằng chứng hiển nhiên là giải thưởng môi trường cao quý đã dành cho Bà năm 2018. Đó là giải thưởng quốc tế Môi trường Goldman.

Việc khởi tố, xét xử với bản án 24 tháng tù đối với bà Ngụy Thị Khanh về tội danh trốn thuế là việc làm hoàn toàn không bình thường của CSBV. Phải chăng việc làm nầy của CSBV nhằm lấp liếm, che lấp tuyên bố của TT CS Phạm Minh Chính tại Thượng đỉnh COP26 tại Glasgow cuối tháng 11/2021:”… cam kết của Việt Nam trong việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang điện sạch và Tuyên bố các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất”. Một cam kết hoàn toàn vô căn cứ vì Việt Nam vẫn tiếp tục dự án xây thêm 12 nhà máy than nhiệt điện từ đây cho đến năm 2040!



Để kết luận, việc đối xử với bà Ngụy Thị Khanh cho chúng ta thấy rõ ý định của CSBV là đập tan và khóa miệng những nhà đấu tranh cho việc bảo vệ môi trường trong tương lai qua bản án dằm mặt cho Bà Khanh.

Rò ràng là CSBV đang đứng trước sự thức tỉnh của những người con Việt trong việc tranh đấu cho tự do, dân chủ, và nhân quyền. Bây giờ phong trào đòi bảo vệ môi trường và ngăn chặn sự hâm nóng toàn cầu là một trào lưu trên thế giới. Như vậy, không có trường hợp ngoại lệ cho Việt Nam.

Hãy trả tự do cho “Anh hùng Môi trường” Ngụy Thị Hạnh, nếu CSBV không muốn bị loại ra khỏi cộng đồng thế giới.

Phát triển kinh tế quốc gia nhưng không cân bằng với việc bảo vệ môi trường chung là một hành động tự sát từ từ…như CSBV đã làm trong suốt 47 năm vừa qua.

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS

Houston, 11-9-2022

 

No comments:

Post a Comment