Monday, July 30, 2018




Ký giả Lê Bình đọc Tác Phẩm Lối Thoát Cho Việt Nam của TS Mai Thanh Truyết.

Lê Bình

Nhận được tác phẩm Lối Thoát Cho Việt Nam do TS Mai Thanh Truyết gửi tặng, và tôi nhận lời trình bày về tác phẩm trong một buổi sinh hoạt Ra Mắt Sách tại San Jose. Tác phẩm thật “Nặng Ký” (cả 2 nghĩa đen và nghĩa bóng).
Về hình thức: Hình bìa của Nguyên Thủy, Tạp Chí Thế Giới Mới phát hành năm 2018, tái bản lần 2. Tác phẩm dày 595 trang. Nội dung chuyên chở trong 3 chương. Chương 1: Việt Nam Hiện Tại và Tương Lai, có 6 bài. Chương 2: Bộ Mặt Thật của Trung Cộng, có 19 bài. Chương 3: Chống Tàu diệt Việt Cộng: 19 bài. Nội dung hơn 40 bài viết trải dài t tháng 12 năm 2017, đề cập đến tất cả mọi góc cạnh tình hình Việt Nam. Một tác phẩm Chính Trị Thời Sự.

Cầm trong tay một quyển sách dày, và khô khan về chính trị...khó có ai đủ sức đọc cho hết. Tôi nghĩ vậy; tuy nhiên, tuyển tập không “khô” như ý nghĩ ban đầu. Tuyển tập, trong đó, là một bản đồ, một bức tranh toàn cảnh quê hương Việt. Những con đường, đồi núi, thung lũng, biển, đảo, nhng con đường...một màu xanh ngát đang bị những vết nám, vết mực làm nhòe cảnh quan, làm hư nát bức tranh.

Vậy, có con đường nào vẽ lại “Bức Họa Đồ” Việt Nam? Tựa sách đã nói rõ: Lối Thoát Cho Việt Nam.

Trong cuộc sống, ai ai cũng muốn có một tương lai đẹp, một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Muốn tạo dưng tương lai phải và nên có một kế hoạch, một phác thảo, đim đến cho cuộc sống.

Sách cổ người xưa có viết “Biết người, biết ta; trăm trận trăm thắng.” (Tri bỉ, tri kỷ, bách chiến bách thắng)
Ở Chương I, tác giả nêu lên những điều bất cập, những suy đồi, yếu kém của nhà nước Việt cộng qua các bài viết. Bài mở đầu có tựa: Thử Phác Họa Con Đường Tương Lai cho Việt Nam. Tuy “thử phác họa”, nhưng tác giả đã có sự so sánh cụ thể bằng chứng cuộc sống của Việt nam Cộng Hòa và cuộc sống hiện tai của CHXHCN Việt Nam (là Việt Cộng).

Chỉ cần đọc bài Thử Phác Họa Con Đương Tương Lai Cho Việt Nam (trang21) người đọc có thể thấy hết vấn nạn của Việt Nam. Đặc biệt, giáo dục là mở cửa cho tương lai; nhưng nên giáo dục của Việt Nam hiên tại là gì? Bài “Thành Quả Giáo Dục Xà Hội Chủ Nghĩa” (trang 59); một bài viết như là một kỷ niệm của tác giả về nơi chốn tác giả phục vụ trước năm 1975-Trường Đại Học Sư Phạm-đủ thấy rõ. Và đây là sự thật: “…bất kỳ một câu nói nào, một cử chỉ nào hay một hành động nào của một sinh viên … được xem là phản động, đều được báo cáo lên lớp qua lớp trưởng (là đoàn viên chính thức) và qua sự phấn đấu theo dõi của các sinh viên "chuẩn" đoàn viên. Nếu mức độ "phản động" được đánh giá trầm trọng, sự việc có thể lên đến Ban Tổ chức và Thành đoàn Thanh niên CS...và sinh viên bị nghi là phản động có thể bị đuổi học hay bị bắt vào tù.

Quả thật đây là một lối áp dụng chuyên chính vô sản một cách triệt để trong hệ thống giáo dục của CS Bắc Việt, mặc dù nơi trường ốc hoàn toàn không có gì có thể gây ra nguy hiểm cho an ninh quốc phòng hay lật đổ chế độ...

Giáo dục là một yếu tố quan trọng nhứt quyết định cho tương lai của một dân tộc.

Bốn mươi hai năm qua, đường lối và chính sách giáo dục của CSBV vẫn không thay đổi. Vì vậy, kết quả tất nhiên là ngày hôm nay, sự xuống dốc và đi thụt lùi của giáo dục Việt Nam so với các quốc gia láng giềng là điều không tránh khỏi. Phẩm chất giáo dục hầu như biến mất, đạo lý và văn hóa truyền thống của dân tộc bị băng hoại. Có thể nói, con người mới xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay có thể được xem như là một quái thai trong xã hội, trong đó mọi tệ nạn tệ hại nhứt có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Chính sách giáo dục của miền Nam trước năm 1975 gồm: Dân Tộc, Nhân Bản, Khai Phóng và Khoa Học. Chính sách giáo dục, tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng đã đào tạo một tầng lớp công dân có kỷ cương, có đạo lý và đạo đức, tạo dựng một xã hội tương đối ổn định cùng đồng tâm hiệp lực tham gia và đóng góp vào việc phát triển quốc gia chung.

Ngược lại, giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay đã mang lại được gì cho Đất và Nước?

Về mặt Dân Tộc, chỉ là một hình thức dân tộc nằm trong tiêu chuẩn của Dân tộc Đàn Anh Nước Lớn, chấp nhận làm nô lệ và tuân thủ mọi quyết định lên vận mạng nước non của dòng Hán tộc.

Tinh thần Quốc gia Tự quyết không còn nằm trong não trạng của những người điều hành đất nước hiện tại.

Về mặt Khai Phóng, giáo dục hiện tại ở Việt Nam đã biến mọi tầng lớp chuẩn bị cho thế hệ tương lai thành những con cừu Panurge...đi theo "bảng chỉ đường" theo lề phải của một đảng đang trên đường tự đào thải.

Về mặt Nhân Bản, chúng ta thấy rõ ràng là tình người hầu như biến mất ở xã hội Việt Nam hiện tại. Tất cả đều chạy theo mãnh lực của đồng tiền đánh mất mọi giá trị đạo đức căn bản và cần thiết của con người trong thế giới văn minh.

Và về mặt khoa học, với dân số gần 96 triệu dân mà các ấn bản khoa học (publications) có uy tín trên thế giới không bằng 1/100 của Thái Lan và 1/500 của Nhật Bản tuy CSBV hiện tại có hơn 30.000 tiến sĩ…đủ loại!”

Tất cả những câu chuyện, những nhận định, trong Chương II, dù là chuyên môn, hoặc lịch sử, hoặc địa lý…v.v. tác giả cung cấp cho người đọc những con số rất cụ thể, rõ ràng không thể nào lầm lẫn.  Thật hấp dẫn, không khô khan. Ở trang 85, bài Cộng Hòa Vân Nam ở Trung Cộng chính là một bài về lịch sừ cận đại, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiểm họa mất nước.

Trong tuyển tập gần 600 trang đó, đày dẫy những chứng cớ, vạch trần mưu toan bán nước của CSVN, và thực chứng Trung cộng xâm lăng.

Trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho đất nước, chúng ta phải nhắc đến tập thể người Việt tỵ nạn tại hải ngoại. Đó là “biết mình”. Tác giả có những nhận định như sau:

1.Kiểm điểm và nhận diện thực lực đấu tranh: Trải qua 42 năm từ khi Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam cho đến nay, ước lượng đã có khoảng ba triệu người Việt rời bỏ đất nước, sang định cư ở nuóc ngoài, trải rộng từ Âu Mỹ sang Úc, Á. Tùy theo các thể chế chánh trị khác nhau nhưng thuộc thế giới tự do, các nước tạm dung này nói chung đều tạo điều kiện cho nguòi Việt tỵ nạn cố gắng vượt qua những khó khăn hiển nhiên ban đầu, đạt được một cuộc sống vật chất tương đối ổn định, trong khi bà con thân thuộc tại quê hương phải sống triền miên trong đói nghèo dưới một thể chế chánh trị kềm kẹp khắc nghiệt sắt máu.

2. Thành quả thật là rỡ ràng: Chỉ trong khoảnh khắc thời gian không bao lâu, đã thấy xuất hiện khắp nơi, ở các nước tạm dung, một số khu phố với các cửa hàng doanh nghiệp hầu như ngành nào cũng có, thể hiện bản sắc Việt Nam qua các bảng hiệu bằng tiếng Việt. Nổi bật nhất có thể ghi nhận là các văn phòng luật sư, bác sĩ, nha sĩ, địa ốc, điện toán,… cung ứng các dịch vụ đòi hỏi trình độ đào tạo truòng lớp đại học có chọn lọc, chứng tỏ tiềm năng hội nhập và thăng tiến của con người Việt Nam ở xứ người.

3. Xác định mục tiêu vĩnh cửu trên bước đường đấu tranh: Những người Việt thành tâm yêu nước mà chúng tôi mạn phép mệnh danh là những Việt yêu nước chân chánh, cần được phân biệt hẳn với người Việt Cộng sản yêu nước giả hiệu. Những diễn biến lịch sử xảy ra trong những thập niên qua đã cho mọi người thấy rõ thủ thuật gian trá của CSBV trong việc vận dụng chiêu bài "yêu nước" triệt để khai thác tinh thần dân tộc vốn đã nằm trong huyết quản của mọi người dân Việt bình thường.

Từ đó, chiêu bài trên được tô vẻ thêm với thêm khẩu hiệu "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" kêu vang, kích động đóng góp sức lao động hy sinh hết mình, thực sự chỉ càng ngày càng củng cố quyền lực và quyền lợi của một cấu trúc đảng viên cộng sản chặt chẽ ăn chịu với nhau, trên cương vị là tư bản đỏ bóc lột tận xương tủy người dân bị khép vào khuôn khổ của một chánh sách toàn trị không tài nào cất đầu lên nổi.

Những bài học lịch sử:

* Chiến tranh chống thực dân Pháp;
* Thỏa ước Fontainebleau để tạo chỗ đứng tiêu trừ phe quốc gia;
* Loại trừ Phan Bội Châu và các thành phần quốc gia;
* Liên minh công nông;
* Chánh sách đấu tố cải cách ruộng đất;
* Xâm lược quốc gia Việt Nam thực  áp đặt chế độ cộng sàn theo chiến lược toàn cầu của cộng sản quốc tế do Liên Sô và TC cầm đầu.

Tác giả có nhứng nhận định như sau: Người Việt hải ngoại cần nên tự nhũ là mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ vĩnh viễn cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV.

Trong suốt 42 năm qua, chúng ta đã thấy và "sáng mắt" biết bao đoàn thể, nhóm tranh đấu giống như như con trốt từ trên nền đất xoay chiều cuốn hút, ngày càng lên cao; để rồi cuối cùng bị CSBV bỏ lại, sau khi đã "vắt chanh hết nước" hay hoàn tất một mục tiêu ngắn hạn nào đó của chúng.
Đó là những tổ chức và thành phần theo đuổi mục tiêu giai đoạn CSBV, để rồi cuối cùng cũng bị… đem con bỏ chợ.
Gương tày tiếp còn đó, gương phản bội dân tộc, bán mình cho TC của CSBV còn đó!

Tác giả đã vẽ ra những nét chính yếu để từ đó nhứng người đấu tranh cho dân tộc cần  nghiên cứu, học hỏi, và tránh vết xe đổ tư năm 1945.

Bài cuối cùng trong sách, trang 545, là một kết thúc cho Tuyển Tập. Lối Thoát Cho Việt Nam – Bất Tuân Dân Sự

TS Mai Thanh Truyết dẫn giải: “Theo định nghĩa thông thường, Bất tuân (Disobedience) là sự từ chối hay phủ nhận, hay không vâng lời (một mệnh lệnh nào đó). Còn Bất tuân dân sự (civil disobedience) là từ chối tuân thủ các luật lệ do chính phủ áp đặt và gián tiếp buộc họ phải làm hoặc thay đổi (một chính sách hay luật lệ gì đó). Một thí dụ cụ thể trong đại học là Hội sinh viên của trường có thể thực hiện bất tuân dân sự để gây áp lực với Hội đồng Khoa để đòi thay đổi học phí hay chính sách thi cử v.v…

Sau khi dẫn những tin tức, sự kiện đang xảy ra tại VN trong năm 2017. Tác giả cho biết sự nhận định của ông:
“Qua các sự kiện đang xảy ra tại Việt Nam, và sự phân tích cuộc tranh đấu bất bạo động qua hình thức bất tuân dân sự đã nói lên một thực trạng rõ ràng của xã hội Việt Nam hiện nay:

-Người dân không còn gì để sợ hãi nữa vì đã bị đẩy vào tận chân tường rồi;
-Chủng tử sợ đó đã được chuyển tải qua những cán bộ, đảng viên tư bản đỏ và các nhóm lợi ích cùng tập đoàn "thực dân mới" Trung Cộng đang hiện diện trên 49 địa điểm chiến lược quan trọng từ Bắc chí Nam.

Vì vậy, người con Việt ngày nay không còn gì để mất nữa. Mỗi người trong chúng ta chỉ còn quyết tâm đứng lên áp dụng những chiêu thức trong cuộc cách mạng bất tuân dân sự nêu trên.

Về cá nhân - Mỗi người trong 95 triệu dân, chúng ta có thể làm những việc sau đây:

-Để đuổi Tàu đang ngự trị trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta phá hoại bằng cách ĐỐT những cơ sở làm ăn của chúng, từ tiệm chạp phô, tiệm hủ tiếu, hay một nhà máy sản xuất v.v…Vì bây giờ họ rất sợ. Kinh nghiệm vụ đốt phá Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương cho thấy các chủ nhân ông Tàu đã chạy mau về Tàu rồi. Thậm chí TC cho tàu qua rước công nhân của họ ở Vũng Áng, Hà Tĩnh về Tàu nữa;

- Đề diệt Việt Cộng và các nhóm lợi ích, áp dụng cùng chính sách như trên, phục kích, đốt phá bằng mọi cách các cơ ngơi được xây dựng trên xương máu của dân tộc. Trong giai đoạn "gần như tuyệt vọng" của đất nước như ngày hôm nay, phương châm "cứu cánh biện minh cho phương tiện" cần áp dụng triệt để. Vì chính cá nhân và gia đình họ cũng đã và đang chuẩn bị "hạ cánh an toàn" ở ngoại quốc.

Về các tập đoàn xã hội dân sự và đại chúng - Những đề nghị dưới đây có thể triệt tiêu và xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV trong hỗn loạn. Chúng ta hãy thử hình dung những hoạt cảnh sau đây:
1.   Công nhân sở Rác ở Sai Gòn và Hà Nội ngưng hốt rác trong 2 ngày, thì hai thành phố  hơn 7 triệu dân mỗi nơi cũng đủ để biến thái với trên 40.000 tấn rác phủ ngập thành phố.
2.     Công nhân ở các công ty cung cấp nước uống, nhà máy điện, nhà máy khí đốt và xăng dầu v.v… đồng loạt đình công không đi làm việc trong một ngày mà thôi cũng đủ để biến loạn Xã hội.
3.     Người dân buôn thúng bán bưng đình công không nhóm chợ. Chuyện gì sẽ xảy ra?
4.     Nhân viên y tế, bác sĩ, nhà bảo sinh… ngưng không làm việc, thì sẽ ra sao?
5.     Sinh viên và học sinh đồng loạt bãi khóa thì ngòi nổ sau cùng sẽ chấm dứt chế độ độc tài tập thể cộng sản Bắc Việt.

Ngần ấy sự việc và câu hỏi nêu trên có rất nhiều xác xuất xảy ra trong giai đọan nầy.
Chắc chắn cường quyền sẽ đàn áp dã man.
Chắc chắn máu con Rồng cháu Tiên sẽ tuôn rơi ngập tràn.
Và chắc chắn cơ chế chuyên chính vô sản sẽ bị triệt tiêu vĩnh viễn.

Sau cùng "Lối thoát cho Việt Nam" chính là Cuộc Cách Mạng Bất Tuân Dân Sự.

Hãy làm theo lời dặn dò của vua Duy Tân:"Nước dơ phải lấy máu mà rửa".

(Lê Bình)

Một chút tiểu sử về TS Mai Thanh Truyết:

Tiến sĩ Hóa Học Đại Học Besancon, Pháp.
Phụ tá phụ trách Thí Nghiệm Hóa Vô Cơ, trường Institut de Chimie, Besancon, Pháp.
Chức vụ ở Việt Nam trước năm 1975:
- Giảng sư (Associate-Professor), trưởng ban Hóa Học, Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Việt Nam.
- Giám đốc Học Vụ, Viện Đại Học Cao Đài, Tây Ninh, Việt Nam.

Chức vụ ở Hoa Kỳ:
- Nghiên cứu cho chương trình thuộc Viện Y tế Quốc Gia (NIH) của Đại Học Y Khoa Minnesota.
- Giảng dạy Hóa Học Đại Cương tại King College, Fresno, CA.
- Giám đốc phòng thí nghiệm và giám đốc giải quyết phế thải, Chemical Waste Management, Kettleman City, CA.

Hiện tại:
- Giám đốc nhà máy giải quyết nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.
- Giám đốc Kiểm Soát An Toàn Và Phẩm Chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, CA.
- Giám đốc kỹ thuật, EnvironmenD Consultant Services, LA.

Công tác hội đoàn:
- Chủ tịch hội đồng quản trị Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa kỳ (VASTS).
- Đệ nhứt phó chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng.

No comments:

Post a Comment