Friday, October 27, 2017

Phế Thải Ngàn Năm: Rác Phóng Xạ

 
Một loại phế thải độc hại đang làm bận tâm nhiều nhà làm chính sách, nhà khoa học trên thế giới ngày hôm nay là phế thải phóng xạ. Đây có thể nói chính là mặt trái của nền văn minh nhân loại khi phát minh ra nguồn nguyên tử năng để tạo ra năng lượng tiêu dùng trên thế giới ngày hôm nay.
Thông thường, bất cứ một sinh hoạt nào phát sinh hay sử dụng nguyên liệu phóng xạ đều thải hồi ra rác phóng xạ.Trong các hầm mỏ, nhà máy phát điện nguyên tử, trong kỹ nghệ quốc phòng, kinh tế, y khoa, hay trong nghiên cứu áp dụng tia phóng xạ đều sản xuất ra phế thải phóng xạ.
Ngay từ khi thực hiện những áp dụng nguyên tử vào mục tiêu năng lượng như việc xây dựng những trung tâm phát điện, con người vẫn nghĩ rằng vấn để phế thải nguyên tử không phải là một vấn đề quan trọng, và được suy diễn rác phóng xạ cũng như bao loại phế thải khác nghĩa là có thểthanh lọc hay tái tạo lại được.
Nhưng hiện nay, rác phóng xạ trở thành một vấn đề cấp bách cho các quốc gia trên thế giới vì mức độ an toàn, mức rò rỉ của các hầm chôn cất phóng xạ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lên môi trường, cũng như việc giải quyết không đơn giản như các dự đoán từ đầu. Tại Hoa Kỳ, chất thải phóng xạ được lưu trữ chinh yếu tại một kho lưu trữ trung ương được mở vào giữa những năm 1980 dưới núi Yucca ở sa mạc Nevada, 80 dặm từ Las Vegas. Chi phí cho việc xây dựng nầy tiêu tốn 15 tỷ Mỹ kim.

Phải mất bao lâu để chất thải hạt nhân bị phân hủy?
Các đồng vị phóng xạ cuối cùng phân rã (decay), hoặc phân hủy (disintegrate)tạo thành các vật liệu không còn độc hại.Một số đồng vị phân hủy trong vài giờ hoặc thậm chí vài phút, nhưng một số khác phân rã rất chậm. Strontium-90 và Cesium-137 có tuổi thọ khoảng 30 năm (một nửa chất phóng xạ sẽ bị phân hủy trong vòng 30 năm). Plutonium-239 có thời gian bán hủy 24.000 năm.
Trên thế giới, rác phóng xạ hầu hết được chôn sâu dưới lòng đất có chiều sâu khác nhau của từng quốc gia:
·         Sweden         Äspö Hard Rock Laboratory             450 m
·         Switzerland   Grimsel Test Site                             450 m
·         Switzerland   Mont Terri Rock Laboratory              300 m
·         USA    Yucca Mountain nuclear waste repository 50 m
Riêng tại Nga Sô, đa số phế thải phóng xạ, đặc biệt các thanh phóng xạ (nuclear fuel rod) đều được chôn dưới nước.
Tại Pháp, Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace hôm 10/10/2017, ra báo cáo cảnh báo tình trạng nhiều bể chứa (mỗi bể chứa hang tram tấn chất thải phóng xạ) các chất phóng xạ đã qua sử dụng, tại Pháp và Bỉ, được bảo vệ "rất kém" và cần hàng chục tỉ đô la để bảo vệ các địa điểm đó. Chính phủ Pháp cho biết sẽ xem xét báo cáo này đối với 63 bể chứa ở xứ nầy..
Tổ chức bảo vệ môi trường khuyến cáo Công ty Điện Lực Pháp EDF xây tường chắn kiên cố để bảo vệ các địa điểm chiến lược này. Theo ông Yves Marignac, giám đốc của cơ quan nghiên cứu và tư vấn WISE-Paris, đồng tác giả báo cáo, chi phí ước tính cho mỗi bể chứa là khoảng một tỉ đô la.
Theo ước tính, nếu bị tấn công, mỗi bể chứa có thể trở thành nguồn gốc của một "thảm họa hạt nhân", khiến đời sống dân cư xung quanh bán kính 250 km gặp nguy hiểm.
Và ngày hôm nay, việc giải quyết phế thải phóng xạ là một vấn đề phức tạp, không phải vì bản chất của phế thải, mà vì sự phức tạp của những luật lệ liên quan đến sự điều hành vàthanh lọc phế thải phóng xạ nầy. Tại Hoa Kỳ, các cơ quan liên quan đến việc quản lý rác phóng xạ là: Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), Hội đồng Luật lệ Hạch nhân (NRC), Bộ Năng lượng (DOE), và B Giao thông (DOT). Rác phóng xạ được phân loại theo nguồn gốc của phế thải chứ không theo nồng độ của từng phế thải. Đó là:
·         1) Phế thải từ các thanh năng lượng trong lò phản ứng hạch nhân,
·         2) Phế thải có nồng độ phóng xạ cao ở các lò phản ứng,
·         3) Phế thải phóng xạ từ các chương trình quốc phòng,
·         4) Phế thải từ các hầm mỏ uranium,
·         5) Phế thải có nồng độ thấp,
·         6) Phế thải từ các máy phát sinh ra phóng xạ như máy X-ray v.v…

1-    Các nguồn phóng xạ
Sự phóng xạ là một tính chất đặc biệt của một số nguyên tố như Uranium có thể phát thải ra trong điều kiện thông thường, các tia (radiation) alpha và beta, đôi khi tia gamma do sự phân hủy tự nhiên (disintegration hay decay) nhân (nuclei) của nguyên tử. Do đó, có nhiều loại phóng xạ mang cường độ khác nhau tuỳ theo số lượng các bức xạ trong mỗi nguyên tố.
Bất cứ việc áp dụng hiện tượng phóng xạ trên nhằm đem lại phúc lợi cho nhân loại cũng đều tạo ra phế thải phóng xạ hay phế thải hạch nhân (nuclei waste). Và phương cách tiếp cận của nguồn phế thải nầy vào cơ thể chúng ta chính là nguồn nước và không khí.
Nguồn nước bao bọc quả địa cầu là nơi dung dưỡng và phát thải chất phóng xạ vào môi trườngKhi một phế thải phóng xạ đi vào đường nước, các tia phóng xạ đó sẽ được hấp thụ bởi cây cỏ chung quanh nguồn nước trên, cũng như tất cả các sinh động vật sống trong vùng nước bị nhiễm độc trên.Các tia phóng xạ cũng có thể lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào cơ thể con người, cây cỏ, thú vật và nguồn đất. Dó đó, con người có thể hấp thụ các chất phóng xạ qua đường nước, không khí, và thực phẩm.
Tựu trung, chất phóng xạ có thể tích tụ trong cơ thể lâu hơn đời sống của con người vì sự bán huỷ (half life) của những tia phóng xạ dài hơn một ngàn năm dựa theo ước tính của Viện Hàn lâm Quốc gia Khoa học Hoa Kỳ (US NAS). Cũng theo ước tính trên thì số lượng rác phóng xạ Hoa kỳ chứa trong năm 1983 phải cần đến 3 triệu năm sau đó mới có thề tự phân hủy trở về định mức thiên nhiên.
Việc tiếp cận phóng xạ đến từ nhiều nguồn khác nhau:
• Quần áo bảo vệ cơ thể;
• Các súc vật thí nghiệm trong phản ứng có chứa phóng xạ;
• Hệ thống nước làm nguội các nhà máy điện nguyên tử, cácthanh phóng xạ, và tất cả dụng cụ xử dụng trong nhà máy điện nguyên tử;
• Nhà máy tinh chế các thanh phóng xạ;
• Các dụng cụ y khoa có chứa phóng xạ v. v…
2-    Phân loại phế thải phóng xạ
Phế thải phóng xạ được chia ra làm ba loại: phế thải có nồng độ cao, phế thải sau khi tách phóng xạ từ các hầm mỏ gọi là mill tailings, và phế thải có nồng độ thấp.
1-    Phế thải phóng xạ có nồng độ cao: Đây là nguồn phế thảiquan trọng nhất gồm các thanh phản ứng phóng xạ trong những nhà máy năng lượng phóng xạ dùng trong thương mại và quốc phòng. Tại Hoa Kỳ, các n máy phát điện hạchnhân phát thải hàng năm trên 3.000 tấn phế thải loại nầy, chưa kể các nguồn phế thải trong quốc phòng. Phế thải từ các thanh phản ứng của 100 nhà máy điện hạch nhân ở Hoa Kỳ hàng năm chiếm một diện tích bằng một sân bóng bầu dục và dầy trên một bộ (foot).
Chỉ một cọc phản ứng phế thải phát xuất ra trên 1 triệu rems (đơn vị phóng xạ).
Hiện tại, đối với các loại phế thải trên, những nhà máy năng lượng hạch nhân dùng phương pháp ngâm trong nước lạnh chứa trong bồn chứa bằng chì (lead), nhằm mục đích ngăn chặn sự phát thải của tia phóng xạ gamma và phòng ngừa sự tách rời (fission) của các nguồn phóng xạ còn lại ở trongthanh phóng xạ. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi quyết định của Bộ Năng lượng có thể ban hành trong năm 2008 trước khi vào nơi "an nghỉ" sau cùng ở Nevada.
2- Phế thải từ các hầm mỏ phóng xạ: Đây là nguồn phế thải phóng xạ sau khi tinh chế đất, đá có chứa phóng xạ từ các hầm mỏ. Thông thường các quặng uranium chỉ có nồng độphóng xạ khoảng 1%, tất cả các phần còn lại là phế thải chiếm một diện tích rất lớn phát thải phóng xạ có thể làm ô nhiễm nguồn nước và không khí chung quanh vùng khai thác. Tính đến năm 2004, toàn quốc Hoa Kỳ chứa khoảng 200triệu tấn loại phế thải nầy, và hàng năm phát thải thêm khoảng 15 triệu tấn. Mặc dù nồng độ phóng xạ thấp, nhưng vẫn có nhiều chất đồng vị có thể tồn tại hàng triệu năm.
3- Phế thải phóng xạ nồng độ thấp: Đây bao gồm tất cả các nguồn phế thải phóng xạ không nằm trong hai loại phế thải trên. Đó là các nguồn nước thải trong các lò phản ứng, những nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm, bịnhviện, và trong kỹ nghệ. Tuy được liệt kê nguồn phế thải phóng xạ có nồng độ thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là không nguy hiểm, vì các tia phóng xạ nầy vẫn tồn tại trong nước và trong không khí hàng ngàn năm sau đó.
Phế thải nầy được chia ra làm hai loại: Phế thải nước ngâmcác thanh phóng xạ trong thời gian phản ứng; và phế thải từ các khoan trung hoà (neutron) trong thời gian tinh chế nhữngthanh phản ứng. Các loại phế thải nầy được chứa tại những địa điểm phát sinh ra phế thải cho đến khi bị phân  (decay) hoàn toàn, và sau đó mới được chuyển tải vào các bãi rác.
3-    Làm thế nào để giải quyết phế thải phóng xạ
Đối với chất thải phóng xạ ở mức độ thấp, như găng tay, tyvek bị ô nhiễm, có thể vứt bỏ ở bãi chôn lấp. Chất thải ở mức cao hơn, có thể gây phóng xạ nguy hiểm, khó phân hủy hơn. Nó có thể được tái thanh lọc để trích xuất nhiên liệu hạt nhân hoặc đóng gói trong các thùng kín và để lại dưới lòng đất.
Đối với những nguồn phế thải có nồng độ phóng xạ thấp, bãi rác dành riêng cho loại phế thải nầy được xây dựng từ những năm 1960. Nơi đây, các đường hầm chứa phế thải được thiết lập sâu dưới bãi rác. Thùng phế thải được chuyển vào các đường hầm trên và được bao bọc bằng những lớp đất được nén cứng để tránh mức độ ẩm có thể ảnh hưởng đến phết thải phóng xạ trong các thùng chứa kín.
Qua ba nguồn phế thải phóng xạ kể trên, phế thải phóng xạ có nồng độ cao là nguy hiểm nhất, và phương cách để tồn tr dài hạn cho loại phế thải nầy là cần phải ngăn ngừa hiện tượng rò rỉ ra ngoài nguồn nước hay lòng đất, hoặc không khíTrước hết cần phải giảm thiểu tối đa thể tích của phế thải, và trong mỗi bồn chứa cần phải ước tính mức độ đồng vị phát thải trong tương lai cũng như phản ứng phát nhiệt cần phải tính toán để các thùng chứa phế thải không bị nứt ravà bị rò rỉ.
Sau cùng, các thùng chứa phế thải được chôn sâu vào lòng đất bao bọc bằng những hầm chứa xây kiên cố bằng xi măng dầy.
Từ những năm 1940 đến 1960, những thùng chứa phế thải phóng xạ được chôn vùi dưới lòng đại dương. Giải pháp nầy được chấm dứt vào năm 1970 khi EPA Hoa Kỳ khám phá ra rằng có ít nhất ¼ các thùng chứa dưới đáy biển bị rò rỉ.
Vào thập niên 1980, Hoa Kỳ mới chọn giải pháp chôn phế thải phóng xạ trong lòng đất và đã chi ra trên 2 tỷ Mỹ kim cho giải pháp nầy bằng cách xây dựng những đường hầm dưới lòng đất sâu để chứa những thùng phế thải.
Hầu như tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Hoa Kỳ lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua việc dùng "các hồ chứa các thanhnhiên liệu"(spent fuel pools). Những hồ chứa này được làm bằng bê tông cốt thép dày vài bộ, với lớp lót bằng thép. Nước này thường dài khoảng 40 bộ, và dùng để che chắn bức xạ và làm nguội các thanh nhiên liệu.
Từ đó đến nay, vẫn chưa có một quyết định sau cùng nào cả vì có nhiều ý kiến từ nhiều phía khác nhau. Những tranh cãi tiếp tục diễn ra, và vấn đề phế thải phóng xạ vẫn còn là một đề tài thời sự cho đến ngày hôm nay.
4-    Những tranh luận về một "bãi rác" cho phế thải phóng xạ
Qua những bất đng quan điểm về mức phóng xạ và về san toàn sau khi rác phóng xạ được chôn vào lòng đất…các nhà khoa học, kinh tế, và chính trị có nhiều giải pháp đề nghị khác nhau như:
·         1- Cho tất cả phế thải phóng xạ vào một bồn chứa kín và chuyển tải vào qu đạo trái đất;
·         2- Chôn phế thải phóng xạ dưới các tảng băng vùng Nam cực;
·         3- Hay táo bạo hơn nữa là phá huỷ (bombard) phế thảiphóng xạ bằng bom nguyên tử để biến đổi phế thải thành những đồng vị (isotope) ít độc hại hơn.
Nhưng tất cả 3 giả thuyết đề nghị trên đều không được áp dụng.
Sau cùng giải pháp Yucca vẫn đang còn nằm trên bàn tranh luận cả ở Thượng viện và Tối cao Pháp viện của Hoa Kỳ.
5-    Kết luận
Hiện tại, những nhà làm luật của tiểu bang Nevada đang kiện EPA về giải pháp Yucca, mặc dù công trình vẫn còn đang tiếp tục xây dựng để chứa tất cả những phế thải phóng xạ có nồng độ cao từ khắp nước Mỹ. Các cuộc tranh cãi đang đi vào bế tắc, ít nhất là trong giai đoạn hiện tại sau hơn 60 năm tranh luận về giải pháp giải quyết vấn để phế thải phóng xạ nầy.
Bế tắc vì phế thải được tạo ra chỉ nhằm mục đích giải quyết tiện nghi cho một thành phần dân chúng sống ở những thành phố lớn. Và thành phần dân chúng phải gánh chịu trước mắt là những vùng nông thôn xa xôi, chẳng những không được hưởng những phúc lợi trên mà còn phải đối mặt với nguy cơ phát sinh ra từ bãi rác.
Cũng như trong tương lai, con người hiện tại hưởng tất cả thành tựu về việc ứng dụng nguyên tử và hạch nhân trong đời sống; trong lúc đó di hại sẽ còn kéo dài nhiều thế hệ tiếp theo sau. Đây chính là điểm bất công nhất dưới tầm nhìn của những nhà tương lai học và dưới quan điểm toàn cầu hoá đối với các thế hệ tương lai.
Từ những suy nghĩ trên, thiết nghĩ một vài biện pháp căn bản sau đây có thể góp phần vào việc giải quyết vấn nạn phế thải phóng xạ trong khi chờ đợi một giải pháp tối ưu cho vấn đề. Đó là:
·         Cần phải hạn chế thể tích phế thải phóng xạ bằng cách cô lập bộ phận thực sự phát thải phóng xạ mà thôi;
·         Phân tích và tách rời các loại phế thải có mức độ tự huỷ (decay) khác nhau để giảm thiểu diện tích của bãi rác;
·         Hạn chế và nếu có thể, chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạch tâm và thay thế bằng năng lượng tái tạo;
·         Phát triển nghiên cứu các loại năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nhằm mục đích giải quyết vn đề cũng như hạn chế được hiện tượng hâm nóng toàn cầu.
Làm được các điều trên, theo ước tính của nhiều nhà khoa học, sẽ giải quyết được một phần nào bế tắc của giải pháp Yucca tại Hoa Kỳ cũng như ở các quốc gia phát triển trên thế giới.
MAI THANH TRUYT
Hi Bo v Môi trường Vit Nam (VEPS)
Tháng 10-2017

Wednesday, October 25, 2017

Tâm Tình Người Con Việt

TPLAY ALL

Ảnh Hưởng Của Chất Phóng Xạ Lên Con Người

Lời người viếtQua những cuộc đấu khẩu gay gắt giữa hai lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ, cuộc chiến có thể trở thành hiện thực và có nguy cơ biến thành cuộc chiến tranh nguyên tử. Tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong hiện tại đang nở rộ ra trên thế giới. Nếu không có sự tự chế của những lãnh tụ cuồng tín, và nếu không có giải pháp thích ứng giữa các siêu cường, lò lữa chiến tranh sẽ khởi động. Bài viết nhằm nêu ra nguy cơ của chất phóng xạ ảnh hưởng lên con người hầu cảnh báo những điều tệ hại nhứt có thể xảy ra trong trường hợp có chiến tranh. Tại Việt Nam, chất phóng xạ còn dùng để triệt hạ đối thủ vì tranh dành quyền lực và quyền lợi làm biến đi tính chất đạo đức và hiền hòa cố hữu của dân tộc Việt. Tất cả vì sự…"đói quyền lực" và "tính nô lệ" Tàu Cộng của đảng CSBV!
Chúng ta hãy còn nhớ hai tai nạn thảm khốc trên thế giới đã xảy ra tại Ukraina và Nhựt Bản. Đó là tai nạn nhà máy điện phóng xạ Chernobyl nổ ngày 16/4/1986 và nhà máy Fukushima ngày 11/3/2011.

Có bao nhiêu người đã chết vì Chernobyl?
56 người thiệt mạng trực tiếp (47 công nhân tai nạn và 9 trẻ em mắc bệnh ung thư tuyến giáp trạng) là kết quả của thảm họa Chernobyl năm 1986 và ước tính có thể có thêm 4.000 ca tử vong vì ung thư trong số khoảng 600.000 người bị tiếp nhiễm nhiều nhất.
Có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa Chernobyl?
Hiện tại, hơn năm triệu người sống trong các khu vực được coi là 'bị ô nhiễm' bằng chất phóng xạ xảy ra từ tai nạn Chernobyl 1. Diện tích gần khu vực lò phản ứng bị ô nhiễm nặng nhất và 116.000 người sống ở đó đã được sơ tán sớm sau vụ tai nạn. (ước tính vào năm 2006 và ảnh hưởng có thể kéo dài trên 50 năm).
Nhật Bản nhớ đến 18.000 nạn nhân thảm họa tháng ba năm 2011. ... Hơn 18.000 người đã chết vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 sau khi trận động đất mạnh nhất được ghi nhận trong lịch sử Nhật Bản, gây ra một cơn sóng thần gây lãng phí cho toàn thể các thị trấn và làng mạc và vụ sụp đổ ba nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Con người tiếp xúc với các loại phóng xạ đến từ thiên nhiên cũng như từ nguồn nhân tạo. Tiếp xúc tự nhiên được tiếp nhận từ vũ trụ, đất, và qua sự kết hợp radionuclides. Trong số các nguồn phóng xạ do con người gây ra, việc tiếp xúc bằng các phương pháp chẩn đoán và trị liệu bằng phóng xạ.Mới đây, Cơ quan quản lý nguyên tử Nhật Bản, ngày 04/10/2017, nhận định hai lò phản ứng nguyên tử của tập đoàn Tepco, đơn vị chịu trách nhiệm về tai nạn Fukushima, là an toàn về mặt kỹ thuật và phù hợp với các tiêu chuẩn mới. Nhận định trên được coi như việc bật đèn xanh để tái khởi động tổ máy 6 và 7 của nhà máy điện Kashiwasaki-Kariwa ở tây bắc Nhật Bản, được cho là đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt đặt ra sau thảm họa Fukushima.
Theo lý thuyết, phóng xạ ion hóa xảy ra khi hạt nhân của một nguyên tử không ổn định phân rã và bắt đầu phóng thích các hạt ion hoá. Phóng xạ ion hóa phát sinh ra từ các loại bom nguyên tử và lò phản ứng hạch nhân. Khi các hạt này tiếp xúc với vật liệu hữu cơ, chẳng hạn như mô (tissue) người,chúng sẽ dẫn đến sự thay đổi cấu trúc và sự biến tính của protein trong cơ thể, từ đó, đưa đến sự liên kết chéo giữa các phân tử khác nhau hoặc với DNA bằng sự tương tác gốc-gốc (radical-radical) và sự mất hoạt động của các diếu tố (enzyme). Và DNA được coi là phân tử bị ảnh hưởng chính do độc tính của phóng xạ dẫn đến chứng ung thư hoặc tử vong nếu liều lượng cao hơn mức tới hạn (threshold limit) của mỗi con người.
1-    Các vụ nhiễm độc phóng xạ ở Việt Nam trong quá khứ
Vào ngày 5 tháng sáu 2006, một vụ thất thoát 54,8 mg đồng vị phóng xạ Europium- 125 tại Hà Nội. Cũng như, ngày 30 tháng 7 cùng năm đó, một hộp chứa nguồn phóng xạ Gamma từ Ceasium-137 biến mất. Nguồn phóng xạ nầy dùng để đo mức xả tự động của lò clinker thuộc Cty Ciment Sông Đà, Hà Nam.
Như vậy, chúng ta thầy rằng ở Việt Nam, việc kiểm soát an toàn phóng xạ chưa được lưu tâm đúng mức, do đó chưa được đặt trên căn bản tổ chức hoàn chỉnh, đặc biệt là đối với những công nghệ hầm mõ, công nghệ ciment, công nghệ chuyển vận tàu biển, và công nghệ nhà máy lọc dầu, những nới cần một công nghệ thật chính xác xử dụng các sensor điện tử và phóng xạ. Thậm chí, trong lãnh vực nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm và trong bịnh viện, một số hóa chất chứa đồng vị phóng xạ hay bức xạ dùng để trị liệu cũng không được lưu tâm đến vấn đề an toàn.
Trong quá khứ, vào tháng 10 năm 2002, tại công ty Nhà Máy Tàu biển Hyundi-Vinashin ở Khánh Hòa cũng đã xảy ra thất thoát nguồn phóng xạ gamma có hoạt độ 42,45 mCi. Và tháng 12 năm 2003, Cty cổ phần Ciment Việt Trung, Hà Nam cũng đã đánh mất nguồn phóng xạ Cs-137 dùng để đo mức xả tự động của lò clinker.  Cho đến nay, hai sự thất thoát nầy vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ trên. Cũng như Cty Ciment Sông Đà vừa treo giải thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy nguồn phóng xạ bị mất vào ngày 30/7/2002.
2-    Chất phóng xạ
Chất phóng xạ và những tia bức xạ đã hiện hữu trước khi loài người có mặt trên trái đất nầy. Chúng hiện diện trong đất, đá, cây cỏ, không khí qua các tia bức xạ phóng chiếu từ mặt trời. Nồng độ của phóng xạ trong môi trường thay đổi từng vùng địa chất. Phổ biến nhất là các đồng vị phóng xạ Kalium40, Uranium238, Thorium232, và Radium220. Đó là những phóng xạ có trong thiên nhiên. Đó là phóng xạ tự nhiên. Tuy nhiên, trên thế giới qua gần một thế kỷ phát triển công nghệ hạch nhân, chất phóng xạ nhân tạo dược hình thành trong nghiên cứu, chữa trị, và các công nghiệp sản xuất. Đó là những đồng vị phóng xạ của các kim loại nhưCeasium, Strontium, và khí Hydro nặng (H3).
Phóng xạ Alpha không nguy hiểm vì không có khả năng tiếp cận các tế bào sống trong cơ thể. Phóng xạ Beta và Gammalà những nguồn nguy hiểm nhất vì chúng có thể xâm nhập vào da và làm hỏng các tế bào phía dưới da.
Chất phóng xạ trong thiên nhiên có thể xâm nhập vào con người qua da, hoặc đường tiêu hóa hay hơi thở. Còn phóng xạ nhân tạo xâm nhập vào cơ thể qua các phương cách trị liệu. Sự tác động của phóng xạ vào cơ thể qua nhiều loại bức xạ khác nhau như tia alpha, beta, gamma. Mức tác động của bức xạ lên con người được tính bằng đơn vị mSilvert (hay ký hiệu mSv), hay pico Curie (ký hiệu (pCi).
Một số người lo lắng rằng tia X không an toàn vì bức xạ phát xuất trong quá trình chẩn bịnh có thể gây ra các đột biến tế bào có thể dẫn đến ung thư. Hàm lượng phóng xạ đang tiếpnhiễm trong suốt quá trình chụp quang tuyến X phụ thuộc vào mô hoặc bộ phận đang được chẩn đoán.
Theo Ủy ban An toàn Bức xạ Quốc tế, liều lượng giới hạn cho phép được tiếp nhiễm các loại bức xạ trong một năm là 1 mSv; điều đó có nghĩa là trong vòng một năm, mỗi người dân bình thường không nên nhận một liều lượng bức xạ nhân tạo quá 1 mSv. Sở dĩ có mức giới hạn cho phép trên là Ủy ban đã xuyên qua tính xác suất và đưa ra kết luận như sau, nếu có một trịệu người bị chiếu xạ bởi một liều phóng xạ có cường độ 1 mSv thì có 40 người có nguy cơ bị ung thư.
Trong không khí, khí Radon là một đồng vị phóng xạ tự nhiên của chuổi hóa chất Uranium238 như Radon222, và Radon119 đến từ chuổi Uranium235. Radon222 có nguy cơ tiếp nhiễm rất cao, vì thời gian bán hủy của chúng là 3,8 ngày, trong lúc đó, các đồng vị thông thường trong thiên nhiên có thời gian bán hủy chi một vài giây mà thôi. Do đó, Radon 222 là chất phóng xạ có nguy cơ tạo ra ung thư phổi rất cao. Theo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA), nồng độ khí Radon cơ thể chúng ta có thể tiếp xúc trong một năm không quá 2 đến 2,5 pCi. Ngoài ra, Radon còn tìm thấy trong các vật liệu xây dựng có nguồn gốc như đá granite, trong đất sét, các nguyên vật liệu làm nhà cửa lấy từ gốc than đá.
Hiện nay, trên thế giới, có nhiều nơi có mật độ phóng xạ thiên nhiên cao như Ramsar (Iran), Kerale (Ấn Độ), Guarpapi (Brazil), và Yanjang (Trung Quốc). Nhiều nơi có độ bức xạ lên đến 130 pCi/năm.
Ở Việt Nam có một số vùng có bức xạ lên đến 4 pCi/năm. Đặc biệt, tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ đã lấy nhiều mẫu đất và đo đạc vào tháng 9/2010, đã khám phá rằng mức phóng xạ là 10,27 mSv/năm, gấp 10 lần mức phóng xạ trung bình mà một người dân bình thường tiếp nhận trong một năm.
3-    Nguy cơ tiếp nhiễm do phóng xạ tự nhiên hay phóng xạ nhân tạo
Các triệu chứng do ảnh hưởng của sự tiếp nhiễm phóng xạ trong trường hợp nặng là chết tức khắc. Sau đó, các chứng sau đây xảy ra từ nặng đến nhẹ như: Buồn nôn và ói mửa -Chảy máu - Tiêu chảy ra máu – Bong tróc da (Sloughing of skin) - Rụng tóc - Mệt mỏi trầm trọng - Loét miệng v.v…
Tại Việt Nam hiện có Cục Kiểm soát và An toàn Bức x(KSATBX) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Còn Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ đã được ban hành vào năm 1996. Xuyên qua các tai nạn thất thoát kể trên đây, Cục KSATBX đã gửi công văn cho các Sở KH&CN địa phương yêu cầu kiểm soát nguồn phóng xạ thường gặp trong công tác tháo gở mức xả tự động trong công nghệ ciment (các sensor đóng mở trong chu trình nầy đòi hỏi thật chính xác, do đó thiết bị được điều chỉnh tự động bằng "điện tử") . Cục cũng yêu cầu các cơ quan quản lý nguồn phóng xạ cần phải học tập Pháp lệnh an toàn bức xạ cũng như Nghị định 51 về xử phạt khi vi phạm.
Ngoài ra, vào năm 2006, Cục KSATBX và Viện Battelle Memorial thuộc Cơ quan Quản lý Hạch nhân của Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận hợp tác tham gia "Chương trình giảm thiểu nguy cơ phóng xạ toàn cầu"(IRTR). Chương trình có mục đích nhằm giảm thiểu nguy cơ sử dụng nguồn phóng xạ gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng lên môi trường.
Đây cũng là một vấn đề thuộc lãnh vực an ninh các nguồn phóng xạ, và hiện nay, được các chuyên gia quốc tế chú ý sau khi phát hiện một số hoạt động khủng bố có ý định sử dụng "bom bẩn"Những quả bom bẩn nầy được chế từ các nguồn phóng xạ có thể phát tán ra các bức xạ có thể gây ra tử vong, hoặc ô nhiễm phóng xạ tại các vùng đông dân cư hay khu công nghiệp, hoặc gây nên sự hoãng sợ và bất ổn trong dân chúng.
Theo thỏa thuận trên, Hoa Kỳ qua Bộ Năng lượng sẽ viện trợ kỹ thuật không bồi hoàn cho Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ tại những cơ sở xạ trị, trung tâm chiếu xạ, và cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Trước đó, hai bên đã đồng phối hợp tổ chức một buổi hội thảo dưới chủ đề "Bảo vệ thực thể và quản lý an ninh các nguồn phóng xạ". Cho đến hôm nay, người viết vẫn chưa biết được, sự việc đã được thực hiện hay chưa?
Ngoài biện pháp xử lý, kiểm soát, và khám mức ô nhiễm lên môi trường và con người, hiện nay (2-17), Bộ KH&CN đang tiến hành tổng kiểm tra công tác quản lý và xử dụng nguồn phóng xạ tại 117 cơ sở sản xuất có nguồn phóng xạ đã đăng ký hay chưa đăng ký, cũng như kiểm soát nguồn phóng xạ trên toàn quốc. Nói như vậy, nhưng sự thực như thế nào,cũng không dám khẳng quyết!
4-    Một số đề nghị
Như tất cả chúng ta đều biết, nguy cơ và ảnh hưởng của những chất phóng xạ lên con người xảy ra tùy theo mức độ tiếp nhiễm:
·        Gọi là cấp tính, nếu con người bị tiếp nhiễm trực tiếp một liều lượng bức xạ cao, có thể gây ra tử vong.
·        Gọi là mãn tính, tùy theo thời gian bị tiếp nhiễm lâu dài nhiều khi kéo dài hàng chục năm dưới một liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên.
Theo thống kê năm 2014 của Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ hạch nhân, trên toàn quốc có 2000 máy quang tuyến X để dùng chẩn đoán bịnh trong ngành y tế, 14 máy xạ trị Cobalt604 máy gia tốc để tách đồng vị524 nguồn xạ trị áp sát các bộ phận trong cơ thể bịnh nhân, và hơn 300 nguồn phóng xạ dùng để kiểm soát trong các công nghệ như than và ciment.
Hy vọng, các số liệu chính xác trên sẽ giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát phẩm chất và số lượng phóng xạ nếu có sự bất trắc xảy ra. Do đó, tình trạng tiếp nhiễm cấp tính khó có cơ hội thành hình ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vì trong thiên nhiên và một số vật liệu xây dựng trong nhà ở có chứa một số bức xạ, như gạch men Đà Nẵng, gạch men nâu, đá granite có hàm lượng thay đổi từ 0,6 đến 1,22 mSv/năm. Điều đó có thể gây tác hại cho người sống thường xuyên trong nhà được xây dựng bằng những vật liệu trên.
Thêm nữa, trong môi trường sống của chúng ta hiện tại, có khoảng 80% bức xạ tự nhiên do khí Radon từ thiên nhiên góp phần vào. Do đó, biện pháp an toàn hay nhất là làm thế nào để giảm thiểu tối đa việc tiếp nhiễm trong điều kiện sinh sống hàng ngày, nghĩa là nhà phải thoáng khí để các nguồn phóng xạ không tích tụ nhiều trong nhà.
Và sau cùng, lời khuyên của những chuyên gia quốc tế về an toàn bức xạ hạch nhân là nguyên lý ALARA tức là As Low As Reasonable & Achievable, được tạm dịch là cần phải giảm thiểu càng nhiều càng tốt.
5-    Nhiễm độc phóng xạ ở Việt Nam
Nhiễm độc phóng xạ là gì? Đó là do tiếp xúc quá trực tiếp một hàm lượng bức xạ ion hoá hoặc ion-hóa hoặc không-ion-hóa nào đó. Phóng xạ vào miệng hoặc cổ họng, hoặc các bộ phận của hệ tiêu hóa (như dạ dày hoặc ruột) có thể ảnh hưởng trực tiếp trong vấn đề ăn uống và tiêu hóa. Ví dụ, bạn có thể bị loét miệng hoặc cổ họng, buồn nôn, nôn mửa, hoặc ăn mất ngon.
Nếu, liều lượng phóng xạ lớn hơn, có thể gây ra các tác hại như buồn nôn và nôn. Và trầm trọng hơn nữa là gây ra những cái chết từ từ theo thời gian qua sự đột biến của DNA trong cơ thể. Đây là trường hợp ám sát bằng phóng xạ.
Nhiễm độc phóng xạ ở Việt Nam không còn là một vấn nạn trong phạm vì một nhà máy sản xuất, hay một bịnh viện, hoặc trung tâm nghiên cứu, mà hiện nay nguy cơ nầy có thể lan rộng ra thành một khu vực rộng lớn một khi nhà máy điện hạch nhân thành hình ở Ninh Thuận cũng như việc khai quật quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam do Trung Cộng khai thác trở thành hiện thực.
Đây là một cảnh báo quan trọng, mong tất cả các nhà làm khoa học trong và ngoài nước tiếp tục nêu lên những thãm trạng có thể xảy ra qua việc sử dụng nguồn phóng xạ, cũng như khuyến cáo và ngăn chận những đề án trong đó có nguồn phóng xạ góp dự phần vào ngõ hầu giúp đở người dân thấp cổ bé miệng có thể tránh được những tai nạn xảy ra trong một tương lai không xa.
Cũng không quên nhắc đến, việc nhiễm độc phóng xạ cũng do chính con người tạo ra. Những cái chết mờ ám trong xã hội trong thời cộng sản quốc tế ngự trị như Liên Sô, Ukraina, Trung Cộng và nhứt là ở Việt Nam trong những năm gần đây, những cái chết của Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Đà Nẵng, của Phùng Quang Thanh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng của CSBV, và "việc mất tích" của Đinh Thế Huynh, người đúng thứ 5 trong Bộ Chính trị sẽ được CSBV giải thích như thế nào đây? Phải chăng những cái chết bí mật (?) trên chỉ là để dọn đường cho Nguyễn Phú Trọng ở lại ngôi vị Tổng Bí Thứ cho hết nhiệm kỳ?
Và còn bao nhiêu cái chết do việc đầu, độc giết người âm thầm do phóng xạ vẫn còn nằm trong bóng tối do âm mưu triệt hạ lẫn nhau vì quyền lợi và quyền lực của đảng CSBV?
Mai Thanh Truyết
Hi Bo v Môi trường Vit Nam (VEPS)
Houston, Tháng 10 - 2017