Wednesday, May 31, 2017
Monday, May 29, 2017
Sen Người - Sen Ta
Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu phong ba bão táp hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương.
Hôm nay đúng ngày Rằm Tháng Bảy, tôi quyết định ngừng tất cả mọi sinh hoạt trong 7 tháng qua năm Quý Tỵ để tự chiêm nghiệm lại chính mình. Trước hết, xin cám ơn Trời Đất, Tổ Tiên đã cho tôi còn sáng suốt, năng động, còn trí tuệ để chuyển tải những thông tin cần thiết qua bài viết, paltalk, internet, phỏng vấn trên truyền thanh, truyền hình khắp nơi đến bà con bên nhà…
Xin Cám Ơn tất cả.
Ngay từ giờ phút đầu tiên của Ngày Lễ Xóa Tội, tôi đã nghĩ gì?
Xin thưa, tôi đã nghĩ đến bông sen.
Tại sao tôi dùng chữ "bông" mà không dùng chữ "hoa". Vì một lẽ rất dễ hiểu, tiếng "bông" là tiếng nói má tôi dạy lúc đầu đời, và tôi cũng biết tiếng "hoa" dùng trong văn chương có vẻ "văn hoa" hơn(?).
Bây giờ tôi nói về Hoa Sen.
1- Lịch sử hoa sen
Năm 1952, tại một địa điểm gần thủ đô Tokyo (Nhựt Bổn), TS Ooga, nhà sinh vật học, đã thành công làm nẩy mầm và nở hoa một trong 3 hột sen 2000 năm tuổi đã được khám phá ra một năm trước đó. Và cái tên Ooga Hasu tức Ooga Lotusđược dùng từ đó đến nay ở Nhựt.
Tại Trung Hoa, hột sen cũng đã được khám phá dưới đáy một hồ khô cạn ở vùng đông bắc nước nầy và có 1300 năm tuổi.
Theo dòng lịch sử, sen đã được nói đến qua huyền thoại thời Ai Cập và dự phần không nhỏ trong Ai cập giáo.
Chúng ta hãy nhìn hoa sen lúc đang rực nở với 15 cánh hoa trắng hay hường lợt và một túi hột ở trung tâm. Đây là biểu tượng của mặt trời, sự sáng tạo (creation) và sự tái sinh (rebirth). Biểu tượng trên rất giản dị vì vào ban đêm các cánh hoa khép lại và chìm xuống dưới mặt nước để rồi ngày hôm sau lại vương lên và mờ ra như mặt trời mọc. Theo huyền thoại sáng tạo Ai Cập, từ thuở tạo thiên lập địa, có một hoa sen thật lớn vươn ra ngoài một vùng nước mênh mông. Và từ đó, mặt trời ló dạng….Đó là ngày đầu tiên của trái đất theo huyền thoại Ai Cập. Câu chuyện quá dài từ Heliopolis tới Nun rồi tới Atum (con người đầu tiên sinh ra từ một cánh hoa sen…)
2- Họ nhà sen
Hoa sen có 5 chủng loại trong đó 3 thuộc họ Nymphacea, và 2 thuộc Nelumbonacea. Nymphacea trắng được xem như là thủy tổ của loài sen đối với truyền thuyết Ai Cập. Tất cả đều nằm trong họ thủy sen (water-lily). Trong truyền thuyết còn có sen Nymphacea xanh (caerulea) ở Ai Cập tìm thấy trong các bức tranh cổ của xứ nầy.
Hiện tại, sen chúng ta thường thấy chính là họNelumbonacea nucifeta (thường gọi là sen Nhựt Bổn) có lá nổi trên mặt nước và hoa chỉ cao hơn mặt nước vài phân. Từ rễ sen đến hoa có thể dài từ 150 đến 200 phân và lá sen có thể tỏa rộng đến 3 thước đường kính. Sen Việt Nam thuộc họ Nymphacea, lá mọc cao hơn mặt nước và hoa cũng cao trên 20 phân.
Một điểm kỳ thú của hoa sen là khả năng điều tiết nhiệt độ. TS S. Seymour thuộc Đại học Adelaide, Úc chứng minh rằng hoa sen luôn giữ nhiệt độ từ 30-350C mặc dù nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 100C vì sen có đặc tính tạo nhiệt (heat-producing) có trong một vài loại cây đặc biệt mà thôi.
3- Khía cạnh văn hóa của sen
Từ ngàn xưa, văn hóa Á đông xem hoa sen là một tượng trưng của sự trong sạch (purity), tinh khiết (virtues) và buông xả (non-attachment).
Phật Bà Ấn Độ Lakshmi đứng trên hoa sen và Phật "Ông" Vishnu tọa trên đài sen hồng một tay cầm búp sen và một tay cầm cánh hoa. Cánh hoa tượng trưng cho sự lan tỏa của tâm hồn (expansion of the soul), còn búp sen tượng trưng chomột tuyên hứa trí tuệ (spiritual promise).
Kinh Bhagavad Gita 5.10 của Ấn Độ có nói rằng: "Người nào trong khi thi hành nhiệm vụ mà không vương vấn (non-attachment), thì kết quả dù tốt hay xấu cũng được Đấng tối cao ghi nhận, không xem là một tội lỗi giống như hoa sen đã được miễn nhiễm trong nước dơ vậy".
Đối với Phật giáo, hoa sen tượng trưng cho sự trong sạch (purity) của cơ thể, lời nói và tâm hồn trong khi "bơi lội" trong bùn đen của sự vướng bận (attachment) và ham muốn (desire). Theo truyền thuyết, sau mỗi bước chân của Phật Buddha là một đóa sen rở rộ!
Chữ sen (lotus) trong ngôn ngữ Sanskrit là padma, tượng trưng cho sự đẹp đẻ (beauty), hài hòa (elegance), tuyệt kỷ (perfection), tinh khiết (purity), và quý phái (grace).
4- Công dụng của sen
Trong tất cả bộ phận của sen đều được con người sử dụng từ rễ (rhizomes-củ) đến thân, lá và hoa sen cùng hột sen.
Lá sen được dung để gói các loại bánh cúng đặc biệt theo truyền thống của một số các dân tộc Á châu như Trung Hoa, Nhựt bổn, Đại Hàn và Việt Nam. Người Đại Hàn dùng cánh hoa sấy khô (Yeonkkotcha) và lá sen khô (Yeonipcha) thay thế trà để đãi khách. Trong lúc đó, người Việt mình dùng cánh hoa tươi hoặc để trang trí, hoặc để làm salad. Củ sen khô cắt mỏng dùng để nấu chè và được xem là một loại dược thảo trong các bài thuốc.
Cánh hoa, lá sen non, cộng sen, củ sen có thể được ăn sống như rau ghém nhưng cần phải thận trọng và rửa cho thật kỹ vì ký sinh trùng Fasciolopsis buski thường hay ẩn náo trong đó.
Khi phân tích, củ sen cấu tạo và cho ra nhiều sợi (fiber), sinh tố C, nguyên tố potassium, thiamin, riboflavin, B6, phosphor, đồng (copper), và mangan, cũng như rất ít chất béo (fat).
Nhụy sen đặc biệt được phơi khô và là một loại trà được thảo ở Việt Nam và Trung hoa (lianhua cha).
5- Đôi lời chia sẻ
Đồng Tháp Mười!
Đồng Tháp Mười!
Bảy trăm ngàn mẫu đất
Sớt chia bốn tỉnh miền Nam
Khắng khít biên thùy chùa Tháp
Nằm bên cánh trái Cửu Long Giang
;Hình ảnh mô tả của một bài thơ thời thơ ấu vào những năm 40 của thế kỷ trước nói lên tính bao la của Đất Mẹ, của Đồng Tháp Mười, nơi dung chứa hàng ngàn, hàng vạn hoa sen một thời. Không biết bây giờ, sau cuộc biển dâu, sau nổi can qua của đất nước, Đồng Tháp Mười có còn những đầm sen bạt ngàn như ngày xưa, hay chỉ là những ao nuôi cá basa, nuôi tôm sú với biết bao hóa chất độc hại như chloramphenicol, nitrofurans, malachite green v.v… đã làm cho hoa hoa sen của tôi biến mất?
Nhưng tôi vẫn có một niềm tin bất diệt cho hoa sen là, hoa không bị tiêu diệt mà hoa chỉ ẩn tàng đâu đó để rồi một ngày đẹp nắng trong tương lai, sẽ nở rộ tràn Đồng Tháp Mười, tỏa ngát hương thơm khắp miền Nam yêu thương của tôi.
Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu oan nghiệt của chế độ hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương.
HOA SEN, một đóa hoa mọc hoang dại trên một vùng đất sình lầy, đầy rẩy những cây cỏ, súc vật thúi rữa, mục nát sau mỗi lần lụt lội của quê hương tôi, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhưng hoa sen vẫn tươi sắc trắng, vẫn tỏa hương thơm, vẫn vương mình ngất ngưỡng dưới bầu trời nắng chói chan rực rỡ.
Hoa Sen hôm nay được xưng tụng trong tôi, được có một chỗ đứng trọn vẹn nơi tôi và cũng là một biểu tượng tôi muốn hướng đến trong bước đường dong ruổi đó đây.
6- Suy nghĩ lạc loài
Hình trên là hình Cullinan Park, nằm trên đường Highway 6 ở Sugarland, một thành phố bên cạnh Houston. Công viên nầy là tài sản của Ông Bà Joseph và Lucie Cullinan hiến tặng cho thành phố trên từ năm 1990. Đây là một vùng đất rộng chứamột hồ sen trắng mênh mông, có những lối đi bằng gỗ chạy dài ra tận một phần hồ và có tầng cao thấp để khách thưởng ngoạn ngắm nhìn.
Mùa nầy, sen bắt đầu nở từ đầu tháng 5, và bức ảnh chúng ta thấy dưới tựa bài là hình bông sen chụp vào ngày 25/7 vừa qua. Đây là mùa sen đợt hai vì đợt đầu đã cho ra nhiều búp sen.
Thưa các bạn,
Chắc chắn người Mỹ biết hoa sen sau người Việt mình và cũng chắc chắn người Mỹ cũng không hình dung được hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Lòng trong trắng, tinh khiết, thanh bạch v.v…, biểu tượng của hoa sen trong văn chương VIệt Nam chắc ít người Hoa Kỳ hiểu và biết được.
Hình bông sen với:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng,
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…
Các câu thơ trên làm người viết nghĩ đến thân phận của những người lưu vong biệt xứ. Người Mỹ chắc không hiểu ý nghĩa của hoa sen như người Việt Nam, nhưng người Mỹ biết hiến tặng hồ sen cho mọi người dân thưởng ngoạn trong những giây phút nhàn du.
Đó là ý nghĩa người viết muốn chuyển tải trong bài viết nầy.
Đi đến nơi nầy nhiều lần từ tháng 5 năm 2013, nhưng chưa bao giờ tôi có nhiều xúc động khiến tôi phải viết lên như trưa nay. Đến đây từ sáng sớm, mặt trời chưa mọc, chụp nhiều hình ảnh sen trắng pha lẫn vài cánh bèo trên mặt nước làm chạnh lòng người viết, nhớ quê hương chi lạ!
Một quê hương xa xôi, nghèo mà thanh bạch, không bợn nhơ trong một xã hội xô bồ nầy, nơi mà tình người hầu như xa vắng.
Tôi ước ao trên bước đường chu du khắp nơi trên đất Mỹ, sẽ có ngày đi viếng một công viên có tên Việt Nam như công viên Nguyễn Văn Việt Nam thay vì tên công viên Cullinan…để cho người bản xứ không nghĩ, chúng ta, những người Việt lưu vong chỉ là những …khách trọ vô tình!
Chúng ta thường nói người Mỹ ích kỷ, sống theo cá nhân chủ nghĩa, nhưng thật ra, theo thống kê, trung bình mỗi người Mỹ hang năm dành 5% mức thu nhập của mình cho từ thiện. Biết bao người Hoa Kỳ tình nguyện đi xây cất, sửa chữa nhà cửa cho người nghèo, hay phân phối thực phẩm của chính mình mỗi khi có thiên tai. Khi về già, tài sản của họ, thay vì dành dụm cho con cháu, họ hiến dâng lại cho xã hội, một xã hội đã nuôi dưỡng họ trong suốt cuộc đời.
Đẹp biết bao những hình ảnh như ông bà Cullinan.
Còn chúng ta thì sao?
Xin để mỗi người trong chúng ta tự đi tìm câu trả lời thành thật nhứt đối với lương tâm của mình.
Riêng tôi, tôi thành tâm ước vọng mình được làm bông sen dù trong giây phút để giũ sạch tất cả những vướng bận của cuộc sống hàng ngày.
Làm bông sen để buông xả tất cả tục lụy trần gian.
Và cũng làm bông sen để có được một tâm hồn thanh thoát hướng về cái Thiện, cái Đạo đúng nghĩa.
Cám ơn Ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân để tôi có một vài giây phút nhìn lại chính mình.
Mai Thanh Truyết
Memorial Day 2017
Thursday, May 25, 2017
ĐCSBV CÓ THIỆN CHÍ BẢO VỆ BIỂN ĐẢO HAY KHÔNG?
Nguy cơ mất đảo, mất biển của Việt Nam ngày càng đến gần và với vai trò điều hành đất nước của ĐCSBV, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về việc nhà cầm quyền CSBV đã làm gì để Việt Nam rơi vào tình trạng nguy khốn hiện nay. Để hiểu rõ thêm về sự sự thiếu sót của VC trong vấn đề đối phó với TC thì cần phải hiểu âm mưu và chiến lược xâm chiếm Biển Đông của TC.
1- Chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung Cộng
Điều đầu tiên cần phải nêu ra là: chiến lược lấn chiếm Biển Đông của TC không dựa vào thế lực quân sự mà là lực lượng bán quân sự, bao gồm những lực lượng như hải giám, ngư chính, cảnh sát biển… TC lựa chọn phương pháp này nhằm tránh đối đầu quân sự với Mỹ, nhưng lại có dư khả năng để lấn át các nước láng giềng. Với hình thức này, TC sẽ có thể quấy rối thường xuyên, dùng số đông để làm tiêu hao lực lượng đối phương và luôn đặt đối phương ở tình thế căng thẳng. Một lý do nữa cho lựa chọn này là TC có thể nại cớ làm nhiệm vụ tuần hành, giám sát lãnh hải của họ chứ không phải xâm chiếm nước khác.
Để đối phó với chiến lược này thì chỉ có thể dùng lực lượng bán quân sự, vì nếu dùng quân sự thì chẳng khác nào là kẻ gây chiến và TC sẽ có lý do cho quân đội họ nhảy vào. Chiến lược này của TC đối với Việt Nam càng hiệu quả hơn vì Việt Nam thực sự chưa có lực lượng cảnh sát biển hùng mạnh. Hãy thử lược qua lực lượng bán quân sự bảo vệ biển của Việt Nam:
a- Lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam gọi là Cục Cảnh Sát Biển Việt Nam (CSBVN), được thành lập ngày 28/8/1998. Nhiệm vụ của cục CSBVN là 'thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước này ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển vàthềm lục địa của mình' (theo wiki). Hiện nay, lực lượng CSBVN ra sao vẫn chưa có một thống kê hay bất cứ công văn nhà nước nào nêu lên việc xây dựng một lực lượng vững mạnh; số tàu hoạt động và quân số vẫn chưa rõ ràng.
b- Một lực lượng bán quân sự khác được dùng trong việc bảo vệ ngư trường và cứu giúp ngư dân là kiểm ngư. Lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam cũng chỉ vừa được thành lập, bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 1 năm 2013.
Như thế, hai lực lượng chính để bảo vệ tài nguyên biển và chủ quyền kinh tế của Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn thành lập, nhưng lại không được nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường xây dựng để bắt kịp tình huống đòi hỏi, cho dù chi phí xây dựng đội tàu cảnh sát biển chỉ là phần nhỏ so với chi phí tàu quân sự. Thiếu sót này rõ ràng là cố ý trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Trong vài năm gần đây, VC mua một vài tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển của Nhật, Ấn Độ. Tất cả những "mua bán" trên đây chỉ nhằm mục đích trình diễn, hay trấn an ngư dân mà thôi. Nhưng trên thực tế, tàu đánh cá của ngư dân Việt vẫn bị "tàu lạ" cước bóc, đánh đuổi mặc dù ở trong hải phận Việt Nam, thậm chí còn bị đâm chìm. Có vài trường hợp, tàu hải ngư Việt Nam có hiện diện nơi hiện trường, nhưng vẫn làm "ngơ" và tránh xa, thậm chí không làm nhiệm vụ cấp cứu khi ngư dân kêu gọi!
Một sự kiện mới nhứt vừa xảy ra là … "Khoảng hơn 0 giờ ngày 28.3.2017, tàu Hải Thành 26 chở gần 30 tấn hàng đang hành trình từ Hải Phòng đi Cần Thơ thì bất ngờ đâm. Chỉ chưa đầy 5 phút, tàu Hải Thành chìm hoàn toàn cùng với các thuyền viên. Hậu quả khiến 11 thuyền viên rơi xuống biển và 9 thuyền viên bị mất tích.Thủ phạm đâm chìm tàu Hải Thành 26 ngay lập tức đã được xác định là "tàu lạ". Tuy nhiên, "tàu lạ" là tàu nào thì còn phụ thuộc vào những đứa con hoang đàng Ba Đình có dám ho he với một đám bố ở Bắc Kinh hay không?" (trích DLB).
Hiện nay, TC với chính sách gây hấn liên tục, thường xuyên qua các biện pháp dân sự như khuyến khích ngư dân xuống Biển Đông đánh cá, cho đấu thầu các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, leo thang tiến trình thành lập thành phố Tam Sa, điều tàu hải giám tuần tra thường xuyên vùng Biển Đông, đã làm thế giới quen dần với sự hiện diện của TC và hầu như đã mặc nhiên xem vùng Biển Đông là 'vùng tranh chấp' (bao gồm các hòn đảo, bãi đá trong đó), chứ không phải TC thực hiện xâm lấn. (Xin xem bài viết "300.000 quân lính TC giải ngũ đi về đâu?" tren blog: maithanhtruyet.blogspot.com.)
Khi đã thừa nhận TC cũng có phần trong 'vùng tranh chấp' thì, theo lẽ tự nhiên, cách giải quyết tốt nhất mà các nước bên ngoài đề nghị là phương pháp hòa bình, thông qua luật lệ quốc tế. Dù vậy, trên thực tế TC đang ở thế nước lớn và có nhiều lợi điểm đối với các nước nhỏ trong vùng, họ sẽ không dại gì phải tuân theo luật biển quốc tế để rơi vào thế bất lợi và sẽ tiếp tục lấn tới để giành hết Biển Đông? Kinh nghiệm qua phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA – Permanet Court of Arbitration) ở Hague, Hòa Lan trong vụ kiện giữa Phi luật Tân và TC thì rõ.
2- Những bước tiến chiếm tiệm tiến của Trung Cộng
a- TC sẽ khuyến khích ngư dân của họ đánh cá trong vùng lưỡi bò (xin nhấn mạnh vùng lưỡi bò có thể lấn vào cách bờ biển VN khoảng 60 hải lý) và điều tàu hải giám đi theo bảo vệ. Hiện tại, ước tính có trên 50.000 tàu đánh cá có vũ trang qua sự hiện diện của thành phần quân đội trong đợt 300.000 lính giải ngũ nói trên.
b- Từ đó, TC sẽ chận xét hay ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng lưỡi bò mà ngư dân Việt Nam không dám kháng cự.
c- Một mặt, TC sẽ dùng tàu hải giám và tàu cá ngư dân để khiêu khích vài hòn đảo vùng Trường Sa còn lại do Việt Nam chiếm giữ. Rồi sau cùng sẽ ra lệnh cho quân đội Việt Nam trú đóng trên đảo phải rời đảo vì chiếm đóng bất hợp pháp, không khác chi cuộc chiếm đóng các đão của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988.
d- Tiếp theo sau đó, TC sẽ hợp tác với Phi Luật Tân khai thác dầu khí vùng Trường Sa; hay hợp tác với Đài Loan khai thác vùng đảo Ba Bình (thuộc Trường Sa), còn các đảo của Việt Nam thì được xem như là lãnh thổ của Tàurồi, không còn gì để nói nữa.
e- Bước kế tiếp, nói theo kiểu "Bà Tú Đễ", TC đề nghị Việt Nam cùng hợp tác hay độc quyền khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, và các đảo thì thuộc chủ quyền của Chệt!
f- Nếu Việt Nam phản đối, họ sẽ dùng biện pháp phá rối như đã hành động trước đây trong việc cắt cáp tàu Bình Minh vào năm 2012 để ngăn cản Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của mình.
Do lực lượng Cảnh Sát biển yếu kém, và nhứt là CSBV không thực tâm bảo vệ biển và lãnh hải (vì đã thuần phục Tàu!), Việt Nam sẽ khó lòng chống đỡ bất cứ hành động nào của TC như kể trên, ngay cả nếu CSBV dùng biện pháp quân sự như đem tàu chiến, chiến đấu cơ để đối phó thì cũng chỉ tạo lý do để TC chứng minh với thế giới là Việt Nam đã gây hấn trước và thực hiện bước xâm lăng.]
Công ty Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) cho hay các ảnh này được chụp vào đầu tháng 3, cho thấy các kiến trúc xây dựng sắp hoàn thành trên ba đảo nhân tạo lớn nhất của Trường Sa là Fiery Cross, Mischief và Subi. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC hôm thứ ba 28/3 tuyên bố là bà chưa hay biết về vụ này, nhưng khẳng định Trường Sa thuộc chủ quyền của TC. Bà Hoa nói: "Việc chúng tôi giàn ra thiết bị quân sự hay không là quyền của chúng tôi, đó là quyền tự bảo vệ đã được công pháp quốc tế thừa nhận". Ngang ngược như thế là hết nước nói rồi!
3- Thâm ý của Trung Cộng
Đối với TC, việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp quân sự là điều chính họ cũng muốn tránh, vì làm như thế, chẳng khác nào trải thảm đỏ mời Mỹ cũng như Ấn Độ, Nga, Âu Châu, Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Châu… nhảy vào khu vực. Ngày nay nhiều cường quốc xem vùng Châu Á Thái Bình Dương là vùng kinh tế đang lên và sẽ qua mặt cả khối Âu Châu.
Chính sách quay trở lại Châu Á của Mỹ cũng là từ triển vọng này; xin mở ngoặc ở đây, ý nghĩa sự trở lại Á Châu của Mỹ chỉ nhằm duy trì ổn định khu vực, bảo vệ sự an toàn lưu thông hàng hải trong khu vực biển Đông, một vùng vận chuyển trên 40% lượng chuyển vận hang hóa trên thế giới. Điều đó có nghĩa là Mỹ không muốn chiến tranh xảy ra, chứ không bênh vực quyền lợi cho bất cứ nước nào hay bao vây TC.
Như thế rõ ràng là TC khó có thể khống chế Biển Đông bằng quân sự, cũng như Việt Nam không thể bảo vệ biển đảo bằng quân sự. TC còn lại một con đường khôn ngoan nhất là dùng lực lượng bán quân sự; Việt Nam cũng phải hành động trong một chừng mực nào đó để bảo vệ đất nước để khỏi bị mất mặt trước thế giới. Giả như TC dùng tàu hải giám và máy bay trinh sát quấy nhiễu thường xuyên các hòn đảo thuộc Trường Sa do Việt Nam chiếm đóng (như đã làm với Nhật quanh đảo Senkakuu), ngăn cản những tàu tiếp liệu từ đất liền ra, cho hàng trăm ngư dân của họ đổ bộ lên đảo… thì Việt Nam sẽ tính làm sao, sẽ làm cách nào để xua đuổi?
4- CSBV tính làm sao đây?
Qua các phân tích trên và các kịch bản dựng lên (nhưng hôm nay đã là sự thật!), kết luận rõ rang là CSBV hoàn toàn không đủ khả năng bảo vệ biển đảo với sức mạnh quân sự cũng như bán quân sự dù có muốn hành động cứu biển đảo đi nữa.
Câu hỏi được đặt ra là: "Tại sao sự thể xảy ra tới nước "bí" này?"
a- ĐCSBV không có quyết tâm bảo vệ biển đảo, hay là đã có thỏa thuận bán nước (chắc chắn rồi!);
b- CSBV đã quá chậm trễ trong việc xây dựng lực lượng bảo vệ biển đảo;
c- Tham nhũng và thiếu khả năng điều hành quốc gia của VC đã làm đất nước mất hết nội lực;
d- Giới lãnh đạo CSBV vẫn khư khư ôm chặt chủ nghĩa cộng sản như "lẽ sống" (dù đó chỉ là cái khiên để che mắt dân chúng và dư luận thế giới). Thực tế họ điều hành quốc gia như một nhóm độc tài đảng trị. Chính vì thế, VC phải chịu sự điều khiển, chi phối của TC, nhất là càng đẩy Việt Nam lún sâu hơn vào sự lệ thuộc TC.
Trước sự lấn tới ngày càng nhiều của TC ở Biển Đông nhưng VC luôn luôn kêu gọi giải quyết trong tinh thần hòa bình và không hề có một phản ứng thực tế nào. Đây là kết quả của mục tiêu đặt sự việc bảo vệ đảng lên hàng đầu, và như thế, công tác bảo vệ biển đảo chỉ là phần phụ thuộc.
Nguy cơ mất đảo, mất biển của Việt Nam ngày càng đến gần và với vai trò điều hành đất nước của VC, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về việc nhà cầm quyền CSBV đã làm gì mà Việt Nam phải rơi vào tình trạng nguy cấp hiện nay.
Câu trả lời dứt khoát là CSBV đã, đang và sẽ dứt khoát tiếp tục làm "nô lệ" cho Trung Cộng để giữ Đảng và bảo vệ quyền lực và quyền lợi cùng tài sản đã cướp bóc, bóc lột toàn dân, và bán rẽ đất đai, tài nguyên của tổ tiên để lại. Tin mới nhứt vừa cho biết, CSBV lại để cho Tập Cận Bình tổ chức Hội nghị APEC vào tháng 11 tới đây tại Đà Nẵng. Lại thêm một "thuần phục" mới nữa của các thái thú biết nói tiếng Việt!
Do đó: Chính vì quyết tâm dứt khoát giữ đảng của CSBV!
Vì vậy: Những người con Việt cũng quyết tâm xóa tên ĐCSBV để tránh bị Hán hóa thêm một lần nữa!
Lửa đã thiêu đốt tài sản của Tàu Chệt ở Cần Thơ, Bình Dương, Lái Thiêu, Đức Hòa, và Đồng Nai (30/3)…chắc chắn ngọn lửa dân tộc sẽ bùng phát và quét sạch Tàu Khựa xâm lược cùng hậu duệ của Lê Chiêu Thống ra khỏi Đất và Nước của Tổ tiên Việt.
Cuộc cách mạng Cá hôm nay chắc chắn sẽ nở hoa một ngày không xa.
Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Mùa Quốc Hận 2017
Subscribe to:
Posts (Atom)